Theo đó, người đàn ông đã gieo hạt giống của loài thực vật mà anh muốn trồng lên tóc thay vì gắn những mầm cây đã mọc sẵn, sau đó chờ nó xanh tốt. "Dị nhân" cho biết, anh tưới cho đám cây trên đầu mỗi ngày như cách mọi người tưới cây bình thường.
Anh không hề dùng đất để trồng cây mà những cây này sống và phát triển được hoàn toàn nhờ vào tóc của anh. Người đàn ông còn hài hước ví rằng, mái tóc của anh giống như một mảnh đất giàu dưỡng chất.
Da đầu người đàn ông đóng vai trò giữ ẩm cho rễ cây suốt cả ngày. Thậm chí, da đầu của anh đôi lúc bị rách khi rễ cây cố gắng xâm chiếm không gian. Khi nhổ những chiếc rễ này ra khỏi da đầu, anh thừa nhận rằng chúng làm mình chảy máu và bị thương.
Một đám cây xanh tốt trên đầu người đàn ông khiến ai nấy đều xôn xao
Nhưng đó không phải là tất cả những đau đớn mà người đàn ông này phải chịu đựng để giữ cho vườn cỏ luôn tươi tốt trên đầu mình.
Để duy trì được đám cây luôn tươi tốt và có sức sống, không bị gãy hay hư hỏng, người đàn ông này đã phải ngồi ngủ, và giấc ngủ của anh ta chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ít ỏi.
Theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hort Technology, nghiên cứu chứng minh, tóc là một loại phân bón tuyệt vời đối với sự phát triển của thực vật. Ngoài nước và ánh sáng mặt trời, cây trồng cần lấy chất dinh dưỡng như nitơ từ đất. Trong khi các cây họ đậu có thể chiết xuất nitơ có trong đất thì hầu hết các loài thực vật không làm được như vậy. Đó là lý do các loài thực vật cần phân bón hữu cơ hay vô cơ.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tóc người có thể trở thành nguồn cung cấp dưỡng chất cho cây khi kết hợp với các loại phân bón khác. Nhưng chưa có thử nghiệm nào chứng minh rằng tóc có thể trở thành phân bón nếu được bón riêng lẻ.
Để kiểm tra vấn đề này, một nhóm chuyên gia của Đại học Mississippi (Mỹ) so sánh tác dụng của tóc với một số phân bón thương phẩm. Họ chọn nhiều cây rau diếp, anh túc, ngải tây, cúc thanh nhiệt và chia chúng thành 4 nhóm rồi bón cả tóc và phân hữu cơ. Nhóm thứ nhất được bón tóc, nhóm thứ hai dùng phân, nhóm thứ ba dùng phân bón hòa tan trong nước và nhóm thứ tư không có phân.
Kết quả cho thấy tốc độ phát triển và số lượng quả của nhóm được bón tóc cao hơn so với nhóm không có phân, nhưng vẫn thấp hơn so với nhóm dùng phân bón thương phẩm. Tuy nhiên, cây anh túc lại phát triển nhanh hơn nhờ tóc, còn cúc thanh nhiệt trong nhóm được bón tóc và phân bón có năng suất tương đương.
Nhóm nghiên cứu cho rằng quá trình phân hủy của tóc diễn ra lâu hơn so với phân bón, do đó mà tóc giải phóng chất dinh dưỡng chậm hơn. Do đó chúng ta không nên dùng riêng tóc để bón cây, mà phải kết hợp với phân bón khác, đặc biệt là với những cây lớn nhanh như rau diếp, ngải tây.
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu liệu tóc mà con người bỏ đi có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe con người khi được sử dụng làm phân bón hay không.
Theo Thùy Dung/Đời sống pháp luật