Ấn Độ nổi tiếng có đến 700.000 ngôi làng khác nhau. Mỗi ngôi làng đều có những điểm độc đáo và thú vị riêng. Không ít trong số đó có những ngôi làng kì lạ đến khó tin như: làng không có cửa, làng công nghệ cao, làng yêu thích chim,... Gần đây, người ta chú ý đến một ngôi làng ở Ấn Độ, đó là Dadkai - Ngôi làng hơn 1 nửa số dân đều không thể nghe và nói.
Làng Dadkai nằm trên đỉnh núi ở Jammu, khu Bhalesa của Gandoh tehsil xứ Doda. Theo một báo cáo thống kê của quan chứa địa phương, có 105 gia đình sinh sống ở đây, nhưng tổng cộng có 78 người trong ngôi làng này không biết nói và không nghe được.
Theo ghi chép, trường hợp sinh con bị điếc đầu tiên ở làng Dadkai là vào năm 1901. Đến năm 1990 số người bị khiếm thính bẩm sinh lên đến 46 người. Sau đó một số gia đình đã di cư đi nơi khác do lo sợ ở môi trường ở đây độc hại gây nên căn bệnh này. Bên cạnh đó có nhiều người đồn đoán rằng ngôi làng bị bao bọc bởi 1 lời nguyền.
Người dân trong làng chia sẻ, có một số gia đình, mẹ sinh ra con đều bị câm điếc. Nhiều đứa trẻ ở đây có đặc điểm chung là câm điếc bẩm sinh. Do trong làng xuất hiện tình trang kì lạ như vậy nên đàn ông nơi này rất ngại lấy vợ. Đám cưới ở đây cũng được tổ chức đơn giản nhất có thể vì có những cô dâu không thể nghe và nói được gì trong ngày trọng đại đời mình.
Hiện tượng kỳ lạ của làng Dadkai đã thu hút giới nghiên cứ khoa học đến tìm hiểu. Các nhà khoa học cho rằng đây là một khiếm khuyết di truyền. Sự biến dạng này đã lan rộng hơn do các cuộc hôn nhân trong các cộng đồng khách nhau. Nhiều người trong làng rất lo lắng cho tương lai lũ trẻ của họ.
Theo Thiên An/Saostar.vn