Máy bay Đức bị cướp trở về nhà sau…40 năm

Google News

Chiếc máy bay chở khách Boeing 737 được xẻ làm hai phần và dùng vận tải cơ hạng nặng của Nga để chuyên chở về Đức.

Chiếc máy bay chở khách Boeing 737 của hãng hàng không Lufthansa bị cướp cách đây 40 năm và bị yêu cầu bay tới Somalia. Sau 40 năm lưu lạc, cuối cùng chiếc máy bay này đã quay trở về Đức.
May bay Duc bi cuop tro ve nha sau…40 nam
Một phần của máy bay 737 về Đức sáng ngày 23.9. 
Rạng sáng ngày 23.9, máy bay chở khách 737 đã có mặt ở thành phố Friedrichshafen. Tại đây, nó sẽ được lắp ráp lại và trưng bày ở bảo tàng Dornier.
Máy bay 737 bị những kẻ cực tả mang tên Phái Hồng quân cướp vào tháng 10.1977 và bị ép bay tới Somalia, châu Phi. Trên đường bay tới thủ đô Mogadishu của Somalia, máy bay dừng ở Aden, Yemen và cơ trưởng Jurgen Shumann bị giết hại dã man. Vụ bắt máy bay này là đỉnh điểm của phong trào bạo lực cánh tả “Mùa thu Đức”. Ngày 18.10.1977, đặc nhiệm Đức đổ bộ vào sân bay Mogadishu, tiêu diệt 3 trong số 4 tên không tặc và giải cứu 86 hành khách.
May bay Duc bi cuop tro ve nha sau…40 nam-Hinh-2
Hình ảnh chiếc máy bay bị không tặc chiếm giữ năm 1977. 
Chiếc máy bay sau đó được đưa tới Brazil và nằm ở đây trong vài năm. Cuối cùng, chính phủ Đức mới chi tiền và dùng 2 máy bay vận tải hạng nặng đưa chiếc 737 về quê hương.
Mùa thu Đức là một chuỗi các sự kiện diễn ra vào nửa cuối năm 1977, liên quan đến vụ bắt cóc chủ tịch Hiệp hội những người sử dụng lao động Đức Hanns-Martin Schleyer do nhóm Phái Hồng Quân gây ra vào ngày 5.9.1977 và vụ cướp máy bay Boeing 737 “Landshut” của hãng hàng không Lufthansa do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Palestine tiến hành sau đó vào ngày 13.10 nhằm tăng thêm sức ép.
Để chở chiếc máy bay này về Đức, chính quyền Brazil đã phải “xẻ” máy bay làm hai phần. Sau đó, máy bay vận tải Antonov An-124 chở chúng về thành phố Friedrichshafen.
Aribert Martin, một cựu đặc nhiệm GSG-9 của Đức, nói: “Thật tuyệt vời khi được thấy chiếc máy bay 737 quay trở lại quê hương. Không được lãng quên kí ức về sự kiện quan trọng này”. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel gọi máy bay 737 này là “biểu tượng sống của xã hội tự do không chấp nhận đầu hàng khủng bố”.
Theo Quang Minh/Dân Việt