Lý do không ai dám uống nước giếng trong Tử Cấm Thành

Google News

Tử Cấm Thành có 70 giếng nước nhưng một điều kỳ lạ rằng không một ai dám uống vì những lý do khiến người ta "rợn người".

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc) là một di tích lịch sử được xây dựng vào thời nhà Minh, vốn là cung điện cổ bằng gỗ còn được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới.
Theo truyền thuyết, trong Tử Cấm Thành có 9999,5 gian phòng, bởi vì người xưa cho rằng chỉ có Hoàng đế mới xứng với con số 10.000 và khống chế được vạn vật, do đó mới bị thiếu một nửa gian phòng.
Một lão thái giám từng kể lại rằng trong Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng không ai dám uống nước trong những giếng này.
Ly do khong ai dam uong nuoc gieng trong Tu Cam Thanh
Không ai dám uống nước từ 70 chiếc giếng trong Tử Cấm Thành. 
Nước của những chiếc giếng này chỉ thực sự được sử dụng vào thời gian đầu cung điện đi vào hoạt động mà thôi. Khoảng 500 năm cuối cùng của thời đại phong kiến, sử sách và các chuyên gia sử học đều cho rằng người trong cung tuyệt nhiên không ai dám dùng nước giếng Tử Cấm Thành nữa. 
Dù nhìn bên ngoài, nguồn nước giếng Tử Cấm Thành vẫn khá trong và ngọt, nhưng nhà vua tuyệt đối không bao giờ đụng vào thứ nước này. Ngay cả các cung nữ, thái giám nhỏ bé trong cung cũng hạn chế tối đa việc phải dùng nước giếng. Hàng ngày, nguồn nước sinh hoạt cho cả hoàng cung được vận chuyển từ suối trên núi Ngọc Tuyền nằm ở rất xa. Lượng nước mỗi người được nhận cũng được phân chia tùy theo cấp bậc, địa vị, ví dụ phi tần thì được 40 can nước, thái giám thì chỉ được 2 can mà thôi.
Có một giả thiết về việc người ta sợ uống nước trong các giếng ở Tử Cấm Thành là mọi người đều sợ nước giếng đã bị tẩm độc. Theo ghi chép, vào thời nhà Minh, Vạn Quý phi - sủng phi của Minh Hiển Tông đã hạ độc xuống giếng để ổn định địa vị của mình trong cung. Những vị phi tần trong hậu cung đã uống phải nước giếng sau đó người thì vô sinh, người đang mang thai bỗng nhiên bị sảy. 
Sau sự việc này, hoàng đế và các quan đại thần cho rằng việc uống nước giếng đã không còn an toàn. Thời xa xưa, các giếng nước được thông với nhau dưới lòng đất. Nếu có người ác ý hạ độc vào một miệng giếng này thì rất có thể cả hệ thống cũng bị lây nhiễm. Vậy nên dù có hơn 70 chiếc giếng thì cũng không chỗ nào là an toàn. 
Ly do khong ai dam uong nuoc gieng trong Tu Cam Thanh-Hinh-2
Có một giả thiết về việc người ta sợ uống nước trong các giếng ở Tử Cấm Thành là mọi người đều sợ nước giếng đã bị tẩm độc.  
Bên cạnh đó, còn một lý do nữa cũng kinh dị không kém, khiến người ta ghê sợ nước giếng Tử Cấm Thành. Theo hồi ký của một thái giám cuối thời nhà Thanh, miệng giếng trong cung từng là nơi kết thúc sinh mệnh của vô số người.
Trân Phi là phi tần xinh đẹp thông minh nhưng điểm trừ lớn nhất của cô là luôn chống đối Từ Hy thái hậu. Trong lần tháo chạy quân địch, Từ Hy đã nhẫn tâm sai người đẩy Trân Phi xuống giếng.
Không chỉ có Trân Phi, trước đó đã có không biết bao nhiêu người đã tự vẫn bằng cách gieo mình xuống những chiếc giếng này như cung nữ, thái giám hay cả những phi tần vô danh muốn kết thúc mạng sống nhàm chán của mình.
Bởi vậy ở Tử Cấm Thành, chẳng ai dám sử dụng nguồn nước trong giếng, bởi biết đâu, cái giếng có làn nước trong vắt kia lại là mồ chôn xác của một người nào đó.
Mặc dù không dùng làm nước uống nhưng gần 100 chiếc giếng trong Tử Cấm Thành cũng rất hữu ích trong việc chữa cháy. Thời bấy giờ, các cung điện được xây dựng bằng gỗ quý rất nhiều. Vậy nên mỗi khi bị sét đánh hoặc có bất cẩn nhỏ, hỏa hoạn rất dễ xảy ra. Khi có cháy, người trong cung đều múc nước từ các giếng xung quanh để ứng cứu kịp thời. Số lượng miệng giếng nằm rải rác dày đặc khắp cung đã góp phần chữa cháy rất hiệu quả.

Mời độc giả theo dõi video Khủng hoảng nước sạch tại Ấn Độ. Nguồn: VTV24.


Thảo Nguyên (Theo 163)