Nằm trên sông Bidasoa, biên giới tự nhiên giữa Tây Ban Nha và Pháp, đảo Pheasant là một vùng đất hoang vắng với lịch sử và địa vị chính trị khá thú vị.
Vấn đề chủ quyền luôn được các quốc gia xem trọng, bảo vệ và đặt lên hàng đầu. Thậm chí, thế giới chứng kiến nhiều cuộc chiến xảy ra vì tranh giành chủ quyền. Tuy nhiên, hai quốc gia châu Âu là Pháp và Tây Ban Nha lại chấp nhận luân chuyển chủ quyền giữa hai nước trên cùng một hòn đảo. Đó là đảo Pheasant.
Kể từ năm 1660, khi thỏa thuận mang tính bước ngoặt được ký kết, đảo Pheasant thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 hàng năm và thuộc về Pháp trong nửa năm còn lại.
|
Đảo Pheasant thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 hàng năm và thuộc về Pháp trong nửa năm còn lại. |
Du khách chỉ được phép lên đảo trong những dịp hiếm hoi, chẳng hạn như lễ bàn giao hai năm một lần hoặc trong các chuyến tham quan di sản hiếm hoi. Ngoài ra, các nhân viên của chính quyền thành phố Irun, ở Tây Ban Nha và Hendaye, ở Pháp, sẽ được đến đảo Pheasant 6 tháng một lần để dọn dẹp và cắt tỉa cây cối.
Bộ Tư lệnh Hải quân của cả Tây Ban Nha và Pháp chịu trách nhiệm giám sát đảo Pheasant, vì vậy trong 6 tháng sở hữu hàng năm của họ, các phi hành đoàn sẽ hạ cánh trên đó sau 5 ngày.
Hòn đảo Pheasant có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 6.820 m2 và luôn có người canh gác nghiêm ngặt. Thế nhưng, trong vòng gần nửa thế kỷ qua, diện tích của đảo bị sông xâm thực nên giảm gần một nửa, từ 6.820 m2 xuống còn khoảng 3.000 m2.
Cho đến thời điểm hiện tại, đảo Pheasant đã vượt qua mọi rào cản để trở thành vùng lãnh thổ chung lâu đời nhất thế giới.
Thảo Nguyên (Theo OC)