Giải pháp nào để đối phó với một Trung Quốc mới?

Google News

(Kiến Thức) - Chúng ta có nên giữ thái độ cảnh giác với những thay đổi trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới?

Trong lịch sử, Trung Quốc luôn đi đầu thế giới về diện tích lãnh thổ và dân số nhưng lại không mang sức mạnh ảnh hưởng toàn cầu hay nằm trong số các cường quốc đi đầu thế giới. Trên thực tế, chỉ sau khi cải cách và mở cửa vào cuối những năm 1970, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO vào năm 2002, Trung Quốc mới trở thành một thành viên toàn lực của xã hội toàn cầu. Ông Henry Kissinger đã từng nói, chính quyền Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo (lãnh đạo Trung Quốc từ năm 2002 – 2012) là lớp lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc dẫn dắt nước này theo hướng bình đẳng trong xã hội quốc tế.
Mot cach nhin moi ve Trung Quoc
 Cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải)
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, nền ngoại giao Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn liên quan đến vai trò của nước này đối với thế giới. Tại cuộc họp APEC, việc Trung Quốc nâng cao vai trò lãnh đạo của mình đã được thể hiện rõ. Vấn đề được đặt ra với thế giới hiện nay là cách thức đáp ứng với vai trò mới của Trung Quốc, giải pháp đươc đặt ra hiện nay là kiên nhẫn – tương tác tích cực – hợp tác xây dựng.
Không thể vội vàng đánh giá chính sách mới của Trung Quốc
Trung Quốc đã đưa ra một số đề nghị và sáng kiến lớn trong vài tháng trở lại đây, nhưng phần lớn trong số đó vẫn đang trong giai đoạn lên kế hoạch, điển hình như việc Bắc Kinh nhân Hội nghị thượng đỉnh APEC đưa ra đề xuất của mình về vấn đề hội nhập khu vực, bao gồm cả việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương và đặt ra một Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á mới. Một số người đã gọi đây là ‘’Kế hoạch Marshall’’ của Trung Quốc. Các quan sát viên Trung Quốc giải thích: động thái này của Trung Quốc nằm trong kế hoạch gia tăng cạnh tranh với Mỹ về quyền lực và sức ảnh hưởng trong khu vực. Tuy nhiên, bây giờ vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kì đánh giá hay kết luận nào.
Mot cach nhin moi ve Trung Quoc 01
 Từ một nước còn gặp nhiều khó khăn trong những năm 1970, Trung Quốc đã vươn mình trở thành cường quốc số 2 Thế giới
Quan trọng là trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, chúng ta cần tránh đánh giá mọi việc một cách phiến diện. Việc đưa ra đánh giá quá sớm có thể làm xuất hiện các định kiến và quan niệm sai lầm khó có thể thay đổi về sau. Bắc Kinh vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc hoạch định chính sách và ngay cả với chính phủ Trung Quốc, một số chính sách vẫn còn rất thô sơ và chưa có hướng giải quyết. Thế giới cần có thêm thời gian để đánh giá về chính sách hội nhập khu vực của Trung Quốc.
Washington cần làm gì trước một Bắc Kinh đang đổi thay?
Trong thời điểm hiện nay, Bắc Kinh đang có bước ngoặt quan trọng việc điều chỉnh chính sách và thay đổi vị thế chiến lược. Theo một số ghi nhận lịch sử, các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là Mỹ có ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách vào nửa cuối thế kỷ trước. Những ghi nhận này cũng chỉ ra rằng các áp lực từ bên ngoài có thể gây ra thất bại, làm chậm hay thậm chí là ngăn cản sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt là khi một chính sách chưa dứt khoát được cho là mạnh mẽ và tích cực. Tệ hơn, các chính trị gia có thể lợi dùng các áp lực này để củng cố đoàn kết nội bộ, thu hút sự ủng hộ và làm suy yếu phe đối lập. Chính vì vậy, Washington nên tiếp cận sự thay đổi mới của Trung Quốc một cách xây dựng thay vì phê phán. Việc duy trì đối thoại với Bắc Kinh trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Mot cach nhin moi ve Trung Quoc 03
 Mỹ nên có cách nhìn thân thiện hơn và hoan nghênh những động thái tích cực của Trung Quốc
Đây cũng chính là vì lợi ích của Mỹ. Với sự phát triển hiện nay của Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc nên thắt chặt hợp tác và chia sẻ vai trò lãnh đạo toàn cầu. Cùng nhau bàn luận và nỗ lực để định hình và điều chỉnh các chính sách đối ngoại của Trung Quốc là điều Washington nên làm thay vì tiếp nhận sự thay đổi này bằng đường lối cứng rắn và thái độ độ thù địch, quan niệm cố hữu về vai trò “nền” của Trung Quốc cũng nên được loại bỏ. Thay vào đó, cả 2 chính phủ nên bắt tay đặt và đặt ra những mục tiêu chung. Đây là cách tốt nhất để đưa ra được chính sách tối ưu nhất và tránh xảy ra đấu tranh quyền lực. Việc “đi sai nước” có thể gây nguy hiểm cho toàn thế giới.
                                                                                       Nguồn tin tức thế giới

Hoàng Anh (lược dịch)