Các lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp đã tập trung về thành phố nghỉ dưỡng Davos ở Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), diễn ra từ ngày 22 đến 25/1.
"Đang có xu hướng sử dụng máy bay lớn hơn, người ta lựa chọn những máy bay hạng nặng đắt tiền hơn", Andy Christie, giám đốc tổ chức dịch vụ hàng không ACS, cho biết.
|
Dàn máy bay tư nhân đậu chật kín sân bay tại Davos. Ảnh: Reuters. |
Điều này được lý giải là do lãnh đạo các doanh nghiệp cạnh tranh không muốn tỏ ra bị thất thế khi bị so sánh về phương tiện đi lại. Ngoài ra, quãng đường di chuyển ngày càng tăng cũng là nguyên nhân khiến những chiếc chuyên cơ ngày càng được ưa chuộng.
Các nước có máy bay tư nhân hoạt động tại sân bay ở thành phố Davos nhiều nhất gồm Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Nga và UAE. Con số 1.500 chiếc nhiều hơn khoảng 11% so với thống kê của năm 2018.
Việc máy bay cỡ lớn được sử dụng ngày càng nhiều mang tới lo ngại tác động tiêu cực tới môi trường, do lượng khí thải những chiếc phi cơ cỡ lớn này tạo ra.
Báo cáo đánh giá rủi ro toàn cầu của WEF nhắc tới các thách thức lớn đối với môi trường tự nhiên Trái Đất được đưa ra trước thềm hội nghị, trong đó thất bại trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.
|
Nhà tự nhiên học David Attenborough phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters. |
Hôm 21/1, nhà tự nhiên học kỳ cựu người Anh David Attenborough cảnh báo "vườn địa đàng cho con người" sẽ không còn tồn tại lâu, đồng thời kêu gọi lãnh đạo các quốc gia và tập đoàn kinh tế làm mới các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu.
"Những gì chúng ta làm hiện nay, và trong vài năm tới, sẽ có tác động cơ bản tới tương lai vài nghìn năm sau", ông Attenborough cảnh báo.
Nói với báo giới, chuyên gia người Anh cho rằng các mô hình kinh tế cần có sự thay đổi bởi cách phát triển của con người hiện tại sớm muộn cũng đi tới sự kết thúc, dù là đột ngột hay theo cách có kiểm soát.
Theo Duy Anh/Zing.vn