Nắng nóng gay gắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất của người dân ở Châu Á. Trong tháng 4 vừa qua, nhiệt độ thường xuyên chạm mức 40 độ C ở nhiều thành phố trong khu vực.
Khoảng 48.000 trường học ở Philippines đã phải đóng cửa trong cả tuần, trong khi giới chức địa phương kêu gọi người dân không ra ngoài.
|
Một học sinh uống nước bên ngoài một trường học ở Banda Aceh, Indonesia, giữa trời nắng nóng ngày 7/5/2024. Ảnh: Getty. |
Nắng nóng ở Chauk, Myanmar, lên tới 48,2 độ C - mức nhiệt cao nhất lịch sử, trong khi thủ đô Manila của Philippines đạt mức cao mới là 38,8 độ C. Nắng nóng kéo dài gây hạn hán khiến một thị trấn 300 năm tuổi từng bị chìm dưới nước vào những năm 1970 ở Philippines bất ngờ "lộ diện".
|
Mọi người đổ xô đến hồ bơi để giải nhiệt ở tỉnh Bulacan, Philippines. Ảnh: Getty. |
|
Một bé trai đang chở nước ở Myanmar. Ảnh: Getty.
|
Bangladesh và Nhật Bản ghi nhận tháng 4 nóng nhất kể từ năm 1986, với nhiệt độ thời tiết trung bình ở Nhật Bản tăng 2,76 độ C.
Theo Daily Mail, mức nhiệt cao đã làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở Indonesia, với số ca mắc tăng từ 15.000 ca hàng năm lên 35.000 ca trong năm ngoái.
|
Một người đàn ông che nắng bằng tấm bìa các tông ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty. |
|
Cô gái ngồi trong nhà tránh nóng ở Philippines. Ảnh: Getty. |
Say nắng cũng gây ra mối đe dọa cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Nhiều nước ở châu Á đang chuẩn bị phòng ngừa cho hiện tượng thời tiết có thể cực đoan hơn trong những tháng tới. Trong đó, Nhật Bản bắt đầu khởi động hệ thống cảnh báo say nắng vào ngày 1/5,...
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hơn 15.000 ca tử vong ở Châu Âu do nắng nóng kéo dài trong năm 2022
An An (Theo Daily Mail, CNN)