Thành phố khoa học sao Hỏa có diện tích 176.000 mét vuông, tương đương kích thước của hơn 30 sân bóng đá với mức chi phí khoảng 135 triệu USD. Để thực hiện được dự án độc đáo này, các kiến trúc sự phải vượt quá nhiều thử thách khó khăn, trong đó có việc tạo ra một thiết kế sao cho giống môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa nhưng vẫn có thể sinh sống được.
Sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng và không có sự bảo vệ của từ trường khỏi bức xạ có hại. Ngoài ra, nền nhiệt tại hành tinh này cũng rất thấp, trung bình ở mức -63 độ C. Bầu khí quyển mỏng đồng nghĩa với việc ít áp suất không khí. Điều này khiến chất lỏng nhanh chóng bay hơi nên dù nhiệt độ rất thấp, nếu không được bảo vệ, máu của con người sẽ "sôi" ở môi trường của sao Hỏa.
|
Các kiến trúc sư UAE lên kế hoạch tái tạo một thành phố sao Hỏa trên sa mạc bên ngoài Dubai. Ảnh: Bjarke Ingels Group |
Theo Jonathan Eastwood, giám đốc Phòng thí nghiệm Không gian tại Đại học Hoàng gia London, những thách thức khi sống trên sao Hỏa vượt xa các kỹ thuật. Tuy nhiên, theo Bjarke Ingels Group, đội ngũ thiết kế nguyên mẫu dự án thành phố sao Hỏa, họ đã lên kế hoạch để vượt qua những thách thức do Hành tinh Đỏ đặt ra.
Cụ thể, để duy trì nhiệt độ dễ chịu và áp suất không khí có thể ở được, thành phố Sao Hỏa sẽ được tạo thành từ các quần xã sinh học có áp suất, mỗi quần xã được bao phủ bởi một màng polyetylen trong suốt. Trong khi oxy sẽ được tạo ra bằng cách áp dụng điện học vào lớp băng dưới lòng đất, lấp đầy từng quần xã sinh vật. Thành phố sẽ được cung cấp năng lượng và sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời. Bầu khí quyển mỏng có thể giúp các mái vòm duy trì nhiệt độ.
Thành phố khoa học sao Hỏa chỉ là một phần trong chương trình không gian đầy tham vọng của MBRSC. Năm 2019, trung tâm này đã gửi phi hành gia đầu tiên vào không gian. Trong khi đó, hồi năm 2017, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tuyên bố tham vọng chiếm lĩnh sao Hỏa trong vòng 100 năm tới.
Nguyễn Nguyễn (Theo CNN)