Biến thể Delta “xô đổ” mọi kỷ lục chống dịch của Đông Nam Á

Google News

Sự xuất hiện của biến thể Delta đã "xô đổ" mọi kỷ lục chống dịch của các quốc gia Đông Nam Á, buộc các quốc gia phải xem xét lại chiến lược chống dịch từng rất thành công trong quá khứ.

Tạp chí Diplomat nhận định, việc biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 xuất hiện và lan nhanh ở khu vực Đông Nam Á, đã "xô đổ" mọi kỷ lục chống dịch, của các quốc gia trong khu vực này. Ngoài ra, biến thể Delta cũng thách thức mọi chiến lược chống dịch trước đây của các quốc gia Đông Nam Á, khi giờ đây tốc độ lây lan là quá nhanh, khiến nhiều cách chống dịch từng hiệu quả trong quá khứ, xuất hiện bất cập khi không theo kịp khả năng lây lan của virus.
Những thành trì chống dịch bị hạ gục
Tuần vừa rồi, chỉ 2 ngày sau khi phát hiện các ca dương tính đầu tiên với COVID-19, Brunei đã phát hiện thêm 42 ca nhiễm mới, chấm dứt chuỗi 457 ngày quốc gia này "miễn nhiễm" với COVID-19. Hình mẫu chống dịch ở khu vực Đông Nam Á, với các chính sách kiểm soát người nhập cảnh cực kỳ gắt gao, giờ đây phải đối mặt với một thách thức mới, khi việc truy tìm "Bệnh Nhân số 0" và nguồn lây nhiễm gần như bất khả thi.
Bien the Delta
 Nhiều "thành trì" chống dịch của Đông Nam Á đã bị xuyên thủng bởi biến thể Delta.
Kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu lây lan khắp thế giới, Brunei chỉ ghi nhận 400 ca nhiễn mới và 3 ca tử vong, ca nhiễm gần đây nhất của quốc gia này được ghi nhận từ tháng 5/2020, nhưng chuỗi ngày yên bình của quốc gia giàu dầu mỏ này, đã kết thúc cùng với sự lan nhanh của COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây.
Bộ trưởng Y tế Brunei trả lời báo chí và thừa nhận rằng: "So với lần bùng dịch năm ngoái, lần này chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn, do không rõ nguồn lây nhiễm của rất nhiều ca dương tính". Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế Brunei cũng khẳng định, điểm yếu nhất trong nỗ lực phòng dịch của nước này, chính là các đường dây vận chuyển lậu, bao gồm hàng hóa nhập lậu và cả người nhập cư bất hợp pháp.
Đến thời điểm hiện tại, Brunei đã tiến hành phong tỏa quy mô lớn, người dân không được phép ra khỏi nhà nếu không có các lý do chính đáng, người lao động trong các lĩnh vực không thiết yếu được yêu cầu làm việc từ xa, mọi sự kiện tụ tập đông người nơi công cộng bị hủy bỏ, trường học và nhà thờ đều đóng cửa.
Lệnh phong tỏa của Brunei được ban bố ngay sau khi Timor-Leste báo cáo ca nhiễm đầu tiên của nước này có liên quan tới biến chủng Delta. Sự xuất hiện của biến chủng Delta tại Timor-Leter, làm dấy lên lo ngại về việc làn sóng đại dịch tiếp theo ở quốc gia này, có thể sẽ diễn biến tương tự như quốc gia láng giềng Indonesia.
Tờ Reuter cho biết, viện Doherty của Australia đã giải trình tự gen của 27 mẫu bệnh phẩm được lấy từ tỉnh Ermera, Timor-Leste và xác định, có tổng cộng 12 mẫu thuộc biến thể Delta.
Trước khi phát hiện những ca nhiễm gần nhất, Timor-Leste chỉ ghi nhận 11.579 ca dương tính với COVID-19, trong số đó có 28 ca tử vong kể từ đầu đại dịch. Bộ trưởng Y tế Timor-Leste cho biết, sự xuất hiện của biến chủng Delta "sẽ khiến số ca dương tính, kèm theo đó là số lượng tử vong tăng cao".
Biến thể Delta giáng đòn mạnh vào toàn Đông Nam Á
WHO cho biết, theo các báo cáo tổ chức này nhận được, tình hình COVID-19 ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, đã trở nên phức tạp hơn nhiều, so với thời gian đầu 2020 - khi COVID-19 mới bùng phát.
Tính tới đầu tháng 8, Malaysia đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ lây lan của COVID-19, khi ghi nhận kỷ lục 515,88 ca nhiễm mới/1 triệu dân. Đứng ngay ở vị trí thứ hai là Thái Lan, với 236 ca nhiễm/1 triệu dân.
Bien the Delta
 Toàn bộ Đông Nam Á bị kéo vào một cuộc chiến mới với đại dịch.
Cả Việt Nam, Philippines và Singapore cũng ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong những ngày gần đây, tuy nhiên theo các số liệu được công bố, tỷ lệ nhiễm bệnh ở các quốc gia này, vẫn tỏ ra thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Một báo cáo của Bank of America, tính toán số lượng ca tử vong dựa trên tốc độ lây lan của COVID-19 ở khu vực Đông Nam Á, dự báo rằng số ca nhiễm trung bình hàng ngày ở toàn khu vực trong tháng 8 này, sẽ tăng 162% so với tháng trước đó, nhiều khả năng sẽ lên tới 72.200 ca, kèm theo đó là số ca tử vong trong toàn khu vực Đông Nam Á, tối đa có thể lên tới 1500 người mỗi ngày.
Hiện tại, hai quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất Đông Nam Á bao gồm Malaysia và Indonesia, với khoảng 6 ca tử vong/1 triệu dân.
Kinh tế Đông Nam Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Phong tỏa và giãn cách xã hội, dù tỏ ra hiệu quả một phần với nỗ lực chống dịch, nhưng lại ảnh hưởng rất tiêu cực tới nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng, và toàn bộ khu vực Đông Nam Á nói chung.
Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, đang được coi là "công xưởng của thế giới", với nguồn nhân công trẻ dồi dào, kèm theo đó là giá thành lao động thấp, giờ đây phải đối mặt với nguy cơ bị mất đi lợi thế về nhân lực. Khác với các nhà máy lắp ráp hoạt động chủ yếu bằng robot ở các nước tiên tiến phương Tây, các nhà máy ở khu vực Đông Nam Á, chủ yếu sử dụng nhân lực số lượng lớn, nên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những lệnh giãn cách xã hội hay phong tỏa.
Bien the Delta
Giãn cách xã hội và phong tỏa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế như một hiệu ứng dây chuyền.
Bank of America sử dụng chỉ số PMI để thấy rõ tình trạng của nền kinh tế Đông Nam Á giữa đại dịch. Cụ thể, chỉ số PMI được sử dụng để đo lường sức mua nguyên liệu sản xuất của từng quốc gia, nếu chỉ số này thấp hơn 50%, có nghĩa là lượng nguyên liệu đầu vào của từng quốc gia đang giảm dần, đồng nghĩa với việc quy mô sản xuất của các công xưởng, nhà máy bị thu hẹp, kèm theo đó là thu nhập bình quân bị giảm xuống, nguồn cung hàng hóa ra thị trường giảm đi, gián tiếp khiến giá cả hàng hóa leo thang.
Theo chỉ số PMI được Bank of America đưa ra, cả Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều đã xuống dưới ngưỡng 50%, trong khi đó Philippine đang duy trì tỷ lệ trên 50%, nhưng cũng có dấu hiệu đi xuống.
Ngân hàng ANZ của Australia dự báo, GDP trung bình của khu vực Đông Nam Á trong năm 2021, sẽ giảm từ 4,6% xuống còn 3,9% do ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên dự báo năm 2022, GDP trung bình của khu vực vẫn sẽ ở mức 5,4%.
Nỗ lực phủ vắc xin của các nước Đông Nam Á
Nhiều chuyên gia y tế trên khắp thế giới đều nhận định, vắc-xin là hướng đi đúng đắn và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại, trong nỗ lực đối phó với COVID-19 và các biến thể đầy nguy hiểm đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo số liệu của Our World In Data, Singapore đang là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, khi có tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, chiếm tới gần 80% dân số, theo ngay sau đó là Malaysia nhưng chỉ hơn 40% dân số, Thái Lan, Indonesia và Philippines mới chỉ tiêm được khoảng 20% dân số.
Bien the Delta
 Tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng là nỗ lực của mọi chính phủ trên thế giới, trước sự bùng phát gia tăng của COVID-19.
Nỗ lực triển khai vắc xin toàn dân, khiến Indonesia gặp nhiều khó khăn, do đây là quốc gia đông dân số đông nhất khu vực. Tính tới cuối tháng 7/2021, Indonesia mới chỉ tiêm đủ 2 mũi cho 7,51% dân số, trong khi đó tỷ lệ người dân được tiêm ít nhất 1 mũi của nước này, vẫn dưới 20%.
Dự đoán của Bank of America cho biết, nếu tốc độ tiêm vắc xin của các nước Đông Nam Á đúng như kế hoạch được đề ra, khu vực này sẽ thoát khỏi sự đe dọa của COVID-19 vào cuối năm nay, trở lại trạng thái bình thường mới vào đầu năm 2022, qua đó có thể giúp đạt được GDP của năm 2022 theo đúng dự báo từ trước - trung bình ở mức 5,4%.
Bien the Delta “xo do” moi ky luc chong dich cua Dong Nam A-Hinh-5
 
Bien the Delta “xo do” moi ky luc chong dich cua Dong Nam A-Hinh-6
 

>>> Mời quý độc giả theo dõi video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THDT1.


Trần Trân