Bỉ: Nam sinh tử vong vì ăn mỳ spaghetti nấu trước đó 5 ngày

Google News

Chỉ vì thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm mà chàng trai này đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.

 

Một sinh viên 20 tuổi được giấu tên ở Bỉ thường có thói quen chuẩn bị sẵn các bữa ăn trong tuần vào ngày chủ nhật để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Mới đây nhất, anh đã luộc mì ống, sau đó cho vào hộp nhựa, bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần trong tuần.
Sau khi hâm nóng mì spaghetti được chuẩn bị trước đó và để trong bếp ở nhiệt độ phòng. Mặc dù cảm thấy mì ống có mùi lạ nhưng anh lại cho rằng nước sốt có vị mới nên vẫn ăn bình thường. Sau khi ăn xong, anh ra ngoài chơi thể thao. Khoảng 30 phút sau đó, anh cảm thấy bị đau bụng dữ dội, buồn nôn và đau đầu. Khi trở về nhà, ngay lập tức anh bị tiêu chảy dữ dội cùng với nôn mửa đi kèm. Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm sự chăm sóc y tế thì anh chọn cách ở nhà, uống nhiều nước và cố gắng đi ngủ.
Bi: Nam sinh tu vong vi an my spaghetti nau truoc do 5 ngay
 
Sáng hôm sau, bố mẹ anh lo lắng khi con trai mình không ra khỏi giường để đi học. Khi họ đến kiểm tra thì phát hiện anh đã chết, lúc đó là 11 giờ sáng.
Trên kênh Youtube Chubby Enu, tiến sĩ Bernard, một bác sĩ được cấp phép nghiên cứu các trường hợp y tế kì quái đã giải thích cách thức và lý do tại sao cậu sinh viên này lại chết vì ăn mì ống được chuẩn bị sẵn trước đó nhiều ngày.
Khi kiểm tra cơ thể của cậu sinh viên này, người ta phát hiện ra anh đã chết vào lúc 4 giờ sáng, khoảng 10 tiếng đồng hồ kể từ khi ăn mì spaghetti. Cơ thể của anh được khám nghiệm tử thi, trong khi các mẫu mì ống và nước sốt được gửi đến phòng thí nghiệm quốc gia (NRLFO) để phân tích.
Khám nghiệm tử thi cho thấy anh bị hoại tử gan, gan đã ngừng hoạt động cùng một số dấu hiệu viêm tụy cấp có thể đã xảy ra vào thời điểm đó. Người ta cũng phát hiện ra vi khuẩn Bacillus cereus trong phân, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong các vụ ngộ độc thực phẩm.
Món mì spaghetti được gửi cho NRLFO có chứa một lượng lớn vi khuẩn Bacillus cereus. Các cơ quan chức năng đã xác nhận bữa ăn này chính là nguyên nhân gây ra cái chết.
Trong video, tiến sĩ Bernard cũng nói thêm: "Nhiều người ăn mì ống hoặc bất kì loại mì nào khác còn sót lại trong 1 hoặc 2 ngày với điều kiện là món ăn đó mới làm thì họ vẫn ổn. Nếu thức ăn có mùi hoặc để trong nhiều giờ ở nhiệt độ phòng, tốt nhất là bỏ đi ngay lập tức".
Nhiễm độc Bacillus cereus rất phổ biến hiện nay. Năm 2003, một gia đình ở Bỉ cũng bị ngộ độc thực phẩm liên quan tới Bacillus cereus sau khi ăn salad mì ống được chuẩn bị cách đó 8 ngày trong một chuyến đi dã ngoại.
Theo Phan Hằng/Báo Dân Việt