Với các bạn nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo, các bé rất thích được ba mẹ âu yếm, bản thân các bé cũng thể hiện tình cảm với ba mẹ thông qua việc ôm ấp, vuốt ve...Tuy nhiên, những thói quen này đôi khi lại gây ra những phiền toái cho các bé khi đi học. Câu chuyện của bé gái dưới đây một ví dụ!
Theo đó, bé gái này đang học mẫu giáo, trong quá trình học tập, cô giáo phát hiện bé gái luôn có hành vi sờ đùi bạn cùng lớp. Lúc đầu cô giáo cũng không để ý, chỉ nghĩ trẻ em chơi với nhau vô tình chạm phải.
Tuy nhiên, có lần, cô giáo các bạn khác trong lớp phản ứng với hành động của bé gái nên dần để ý hơn. Có lần, bé gái khi ngồi gần một bạn nam, như thường lệ, bé gái đã đặt tay lên đùi của bạn nam này. Ngay lập tức, cậu bạn phản ứng gay gắt khi hất mạnh tay bé gái, đồng thời nhìn bé gái với ánh mắt khi mấy thiện cảm.
Đáng nói, bé gái không từ bỏ mà tiếp tục sờ vào chân, vào đùi bạn khác khi ngồi học. Cô giáo liền đến khuyên răn, giáo dục bé gái không được có hành vi tương tự với các bạn, tuy nhiên, qua ngày hôm sau, hành vi ấy vẫn được bé gái lặp lại.
Trước tình huống này, cô giáo đành phải quay video và gửi về cho gia đình để phản ánh. Người mẹ sau khi xem xong đoạn video này thì ngay lập tức hiểu ra vấn đề. Hóa ra, bé gái ở nhà hằng ngày có thói quen sờ da thịt của mẹ khi ngủ. Thói quen này duy trì tới tận khi trẻ đi học và áp dụng với bạn bè xung quanh gây ra rất nhiều những phản ứng khó chịu.
Cha mẹ nên làm gì?
Trên thực tế, tình trạng trẻ duy trì các hành vi chưa phù hợp ở trường lớp vốn xuất phát từ những gì trẻ quan sát được trong cuộc sống thường ngày với cha mẹ. Trong khi đó, cha mẹ không chú ý hoặc chưa có ý thức yêu cầu trẻ phải sửa.
Nếu như trẻ gặp một số vấn đề chưa thể thích nghi ngay được, gia đình hoàn toàn có thể phối hợp, hỗ trợ cùng với cô giáo để khắc phục những điều này trong giai đoạn trẻ mới đi học. Cha mẹ nên chủ động nói với cô giáo về lời đề nghị này để cô giáo cảm thấy được tiếp sức và hỗ trợ.
Bản thân cha mẹ cũng cần có sự khéo léo, tinh tế trong việc giáo dục con. Không nên la mắng hay trách phạt, thay vào đó là từ tốn chỉ dạy, có như vậy, trẻ mới tiếp thu hiệu quả và thay đổi tích cực. Điều quan trọng nhất là bảo vệ lòng tự trọng của trẻ để trẻ lớn lên tốt hơn.
Theo Phương Linh/Saostar