Bất ngờ lý do Giáo Hoàng quỳ hôn chân các lãnh đạo Nam Sudan

Google News

Giáo hoàng Francis đã khiến tất cả mọi người sửng sốt khi bất ngờ quỳ gối và hôn chân của lãnh đạo các phe phái đối lập ở Nam Sudan.

Trong các cuộc hội đàm kín kéo dài 2 ngày mới đây tại Vatican dành cho các lãnh đạo châu Phi, Giáo hoàng đã kêu gọi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và người đứng đầu phe đối lập Riek Machar hàn gắn chia rẽ, xúc tiến thỏa thuận hòa bình bất chấp các thách thức gia tăng.
Bat ngo ly do Giao Hoang quy hon chan cac lanh dao Nam Sudan
Ảnh: IPA 
Theo Daily Mail, những người có mặt tại một cuộc gặp nói trên đã vô cùng kinh ngạc khi vị giáo hoàng 82 tuổi, người bị đau chân mạn tính, dưới sự dìu đỡ của trợ lý đã quỳ mọp một cách khó khăn và hôn chân các lãnh đạo Nam Sudan cùng nhiều nhân vật khác trong phòng.
Bat ngo ly do Giao Hoang quy hon chan cac lanh dao Nam Sudan-Hinh-2
 Ảnh: IPA
Giáo hoàng Francis thường tổ chức nghi lễ rửa chân cho các tù nhân vào Thứ Năm Tuần Thánh (còn gọi là Thứ năm Rửa chân), ngày lễ diễn ra trước lễ Phục sinh để tưởng nhớ Bữa tiệc ly của Chúa Jesus và 12 tông đồ. Tương truyền, Chúa Jesus đã rửa chân cho các tông đồ trước khi bắt đầu bữa tiệc để răn dạy họ rằng cúi mình rửa chân là bỏ đi cái tôi để phục vụ bằng sự yêu thương.
Bat ngo ly do Giao Hoang quy hon chan cac lanh dao Nam Sudan-Hinh-3
Ảnh: IPA 
Tuy nhiên, Giáo hoàng Francis chưa từng thực hiện các cử chỉ khiêm nhường như vậy trước đây. Vatican cho hay, động thái bất ngờ vừa qua của ông nhằm khuyến khích các lãnh đạo đối lập của Nam Sudan vực dậy tiến trình hòa bình đang đổ vỡ để tránh cho quốc gia châu Phi này quay trở lại nội chiến đẫm máu.
Bat ngo ly do Giao Hoang quy hon chan cac lanh dao Nam Sudan-Hinh-4
Ảnh: Reuters 
Phó Tổng thống Nam Sudan Rebecca Nyandeng Garang bày tỏ, hành động chưa từng thấy của Giáo hoàng khiến bà vô cùng xúc động và không kìm được nước mắt.
Nhờ sự hậu thuẫn của phương Tây, Nam Sudan đã giành độc lập từ Sudan vào năm 2011. Song, cuộc nội chiến bùng nổ 2 năm sau đó, bắt nguồn từ mẫu thuẫn giữa các lực lượng ủng hộ Tổng thống Kiir và ông Machar, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 400.000 người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Các cuộc gặp hòa giải tại Vatican được tổ chức một tháng trước thời điểm chấm dứt quá trình tiền chuyển giao thỏa thuận hòa bình ở Nam Sudan. Lãnh đạo đối lập Machar đã lên kế hoạch quay trở về Nam Sudan để làm phó cho Tổng thống Kiir, nhưng một cuộc đảo chính diễn ra tại Sudan hôm 11/4 đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận.
Theo Tuấn Anh/Vietnamnet