Theo đó, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng tên tuổi cũng như các bức ảnh về hành khách Australia tử nạn trên chuyến bay MH17 để lập ra các trang Facebook với mục đích tăng lượng độc giả truy cập vào trang.
Các trang Facebook này (được lập ra vào ngày 17/7 chiếc máy bay gặp nạn) thường đề dòng chữ với một đường link đi kèm để độc giả kích vào đó và đọc nội dung ở 1 trang khác.
|
Thành viên phe ly khai ở đông Ukraine đang canh gác hiện trường vụ máy bay rơi.
|
Các nạn nhân Australia đã bị chúng lợi dụng bao gồm hai anh em sinh đôi tới từ Perth là Otis, Evie và cô Mo Maslin sống ở Canberra và cô Fatima Dyczynski.
Thậm chí, những kẻ lừa đảo còn lấy tên tuổi của các nạn nhân khác tới từ nhiều quốc gia khác nhau, như Quinn Lucas Schansman (Mỹ), Kiwi Rob Ayley (Anh), phi công của hãng Malaysia Airlines Choo Jin Leong và Richard Mayne, Ben Pocock and Liam Sweeney (đều tới từ Anh).
Ông Ken Gamble, Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm mạng Quốc tế, cho hay, nếu các độc giả nhấn kích chuột vào một trong các địa chỉ như goalshighlights.com, máy tính của bạn sẽ bị nhiễm các virus độc hại.
“Khi một thảm họa như vụ rơi máy bay MH17 xảy ra, đó là cơ hội tuyệt với cho tất cả các kẻ lừa đảo. Mọi người đều muốn tìm kiếm các thông tin về việc này tại thời điểm này. Ai cũng muốn bieeys thêm nhiều thông tin về việc xảy ra. Đó là cơ hội tuyệt vời để săn lỗ hổng. Cảm xúc là một trong số đó”, ông Gamble nói.
Thanh Nga (theo GD)