“Có lẽ đó là nói đến 6 tiêm kích Su-30K từng lưu lại ở nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranovichi, Belarus”, ông Korotchenko nói hôm 26/6.
Ông cho rằng, các máy bay này nằm trong lô 18 Su-30K của Nga mà Không quân Ấn Độ trả lại và sau đó đã được sửa chữa tại Nhà máy 558. Trong số 18 chiếc này, 12 chiếc đã ký hợp đồng bán cho Angola, 6 chiếc còn lại nhiều khả năng đã được Iraq mua khẩn cấp.
|
Su-30SM.
|
"Trong bối cảnh Iraq hiện bị tấn công ồ ạt từ phía nhóm khủng bố ISIS, nước này đang cần mua khẩn cấp máy bay để đối phó với bọn khủng bố”, ông Korotchenko nói.
Ông dự đoán là ngoài các máy bay này, Iraq cũng có thể muốn mua các tiêm kích MiG-29 và trực thăng tiến công Mi-24 đang trong sử dụng ở Nga hay Belarus.
Trước đó, vào trong cuộc phỏng vấn với BBC, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki phàn nàn rằng, quá trình mua sắm máy bay Mỹ diễn ra quá lâu. Điều này dẫn tới lợi thế của họ trước phiến quân Nhà nước Hồi giáo và Iraq (ISIL) sụt giảm đi ít nhiều.
Do vậy, ông thẳng thắn bày tỏ rằng, thay vì mua máy bay của Mỹ, ông nên mua chúng từ Nga, Anh để chi viện cho lực lượng không quân trong các cuộc tập kích trên không nhằm vào quân nổi dậy.
Theo lời ông Maliki, nếu nước này mua máy bay đã qua sử dụng của Nga hay Belarus thì chúng đã tới Iraq “sau hai ba ngày tới”.
Theo Vietnam Defence