Các nhà lãnh đạo của Ba Lan và khối Baltics cho rằng việc tập trung hệ thống phòng thủ tên lửa của
NATO về phía Nga là không thực tế, khi mà hệ thống này không đủ khả năng chống lại mối đe dọa từ Nga. Điều này được Chuẩn tướng Kenneth Todorov, phó giám đốc
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) tiết lộ.
Chuẩn tướng Kenneth Todorov của MDA cho biết: “Từ quan điểm công nghệ, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không được chế tạo và không có khả năng để chống lại những mối đe dọa từ
Nga”.
|
Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ triển khai ở Ba Lan. |
Ông Rick Lehner, giám đốc quan hệ công chúng của MDA cũng khẳng định: “Hệ thóng phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không đủ khả năng chống lại lực lượng ngăn chặn chiến thuật của Nga”.
Ông Rick cũng nhấn mạnh: “Lý do không phải vì công nghệ mà do hệ thống của chúng tôi đang được nhắm đến Trung Đông. Vậy nên chỉ có khoảng 48 bệ phóng tên lửa đánh chặn nằm giữa Ba Lan và Romania. Trong khi Nga có hàng trăm bệ phóng tên lửa tầm ngắn, trung và dài”.
Tờ Tấm Gương của Đức cho biết vào hôm 26/8, các nhà lãnh đạo từ Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia đề xuất tập trung hệ thống Phương pháp tiếp cận thích ứng theo giai đoạn (BMD) nhằm chống lại Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO. Đề xuất đã bị chỉ trích vì nó sẽ làm giảm độ tin cậy từ tuyên bố trước đó của Mỹ rằng hệ thống phòng thủ tên lửa chi dùng để bảo vệ khỏi kẻ địch ở Trung Đông.
Phó giám đốc của MDA cho biết: “Tôi không nghĩ hệ thống được thiết kế để chống lại Nga nhưng cũng hoàn toàn có thể”.
Tuy ông này cũng phải công nhận rằng trang thiết bị của Nga vượt xa số lượng các máy cảm biến và tên lửa đánh chặn của NATO nhưng ông cũng bổ sung: “MDA cam đoan rằng hệ thống được đặt ở Ba Lan và Romania sẽ đáp ứng được những yêu cầu của Tổng thống và Quốc hội về thiết kế và phù hợp với chính sách của họ”.
Các thành viên NATO sẽ nhóm họp để thảo luận về vấn đề phản ứng với Nga - vốn bị cáo buộc can thiệp vào tình hình của
Ukraine. NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu sau khi cuộc khúng hoảng ở Ukraine leo thang. Cụ thể, NATO gửi thêm tàu chiến tới Biển Đen và thực hiện tuần tra trên không tại khu vực biển Baltics. Nga chỉ trích NATO về hành động này, khiến tình hình khu vực thêm bất ổn.
Phong Đức