Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 13/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani đã thông báo thông tin trên. Bộ trưởng nói rằng, việc thiết lập cơ chế xử lý khủng hoảng đó là một “bước đi rất quan trọng để tránh các cuộc đụng độ trên biển hay trên không giữa hai nước, bao gồm cả ở biển Hoa Đông”.
|
Ảnh minh họa.
|
Tokyo và Bắc Kinh đã nối lại các vòng đàm phán vào ngày 12/1 trong nỗ lực nhằm thống nhất một công cụ để ngăn chặn tình hình khủng hoảng ở khu vực Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Các cuộc đàm phán này đã ngừng lại vào năm 2012.
Đặc biệt, trong khuôn khổ cơ chế liên lạc đó, một đường dây nóng giữa Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản và cảnh sát biển Trung Quốc đã được thiết lập. Ngoài ra, hai nước sẽ duy trì một tần số radio chung để liên lạc với nhau trong các tình huống khẩn cấp.
Căng thẳng xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã tăng lên vào tháng 9/2012 sau khi Tokyo thông báo kế hoạch mua lại các hòn đảo không người từ tư nhân. Động thái đó vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày 30/12/2014, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thông báo, hai tàu chiến Trung Quốc đã di chuyển cách Senkaku/Điếu Ngư 70 km,
vị trí gần nhất từ trước tới nay. Phía Tokyo nhìn nhận vụ thâm nhập đó là hành động khiêu khích và có chủ đích.
Thanh Nga