"Rất thường xuyên phát sinh các vấn đề trong chăm sóc sức khỏe, (và) giáo dục, việc nên làm lại không được thực hiện ở cấp thành phố," ông nói thêm.
"Đây là lý do tại sao tôi đề xuất điều này (cải cách hiến pháp - ND), chứ không phải để mở rộng quyền lực của mình", Tổng thống Nga Putin khẳng định.
|
(Ảnh: AP) |
Tổng thống Putin tạo nên "cơn bão" chính trị vào ngày 15/1 khi đề xuất một cuộc đại tu hiến pháp Nga, khiến Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ chính phủ từ chức.
Các đề xuất tạo ra những suy đoán rằng ông Putin, 67 tuổi, đang có những động thái nhằm duy trì quyền lực sau khi nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư của ông kết thúc vào năm 2024.
Các đề xuất dự kiến thắt chặt kiểm soát đối với chính quyền địa phương và tăng cường vai trò của một cơ quan cố vấn được gọi là Hội đồng Nhà nước.
Phe đối lập không đồng tình với cải cách. Nhà lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny nói rằng ông Putin muốn biến mình thành "nhà lãnh đạo suốt đời".
Tháng 1, Hạ viện Nga nhất trí thông qua dự luật cải cách hiến pháp, sau chưa đầy hai giờ tranh luận.
Ông Putin khẳng định công chúng sẽ có tiếng nói cuối cùng và có thể ủng hộ hoặc bác bỏ luật thông qua bỏ phiếu.
Một nhóm các chuyên gia được thành lập để giúp đưa ra bản dự thảo sửa đổi hiến pháp.
Theo Phương Anh/VTC News