Địa điểm này cũng là nơi diễn ra vụ ẩu đả giữa những phần tử thân Nga và những người ủng hộ chính quyền mới hôm 25/2 vừa rồi.
Hãng tin Interfax dẫn lại thông báo của lãnh đạo nhóm Tatar (nhóm phản đối Nga) là Refat Chubarov trên Facebook như sau: “Tôi được cho biết rằng, tòa nhà quốc hội cùng trụ sở làm việc của các bộ trưởng đã bị một nhóm vũ trang chiếm giữ. Đến thời điểm này, chúng vẫn chưa đưa ra bất kỳ yêu sách nào”.
|
Cảnh người tụ tập bên ngoài tòa nhà chính quyền ở Crimea hôm 26/2.
|
Một nhân chứng kể lại rằng, nhóm người này đeo những rải băng màu cam và đen, một biểu tượng chiến thắng của
Nga trong Chiến tranh Thế giới 2.
Trong khi đó, khoảng 100 cảnh sát đã được điều tới khu vực trước tòa nhà Quốc hội. Các khu phố xung quanh địa điểm này trở nên vắng vẻ, ngoại trừ những người đi làm còn qua lại đây. Dường như, an ninh ở khu tự trị Crimea trong mấy ngày qua trở nên xấu đi do cuộc biểu tình giữa nhóm người thân Nga và nhóm ủng hộ chính quyền mới ở Kiev.
Một nam nhân chứng 30 tuổi kể lại sự việc xảy ra vào một đêm tối. “Tôi chợt nghe thấy tiếng súng nổ ngoài đường vào ban đêm. Sau khi bình tình lại, tôi nhìn thấy nhiều người đang đi lại trên đường. Tôi không chắc rằng có bao nhiêu người còn đứng lại ở đó”, anh này nói.
Trước đó, ngày 26/2, cuộc ẩu đả giữa nhóm người phản đối và ủng hộ chinh quyền mới ở Kiev đã nổ ra bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Simferopol thuộc nước Cộng hòa tự trị Crimea, Ukraine. Khi đó, các nghị sĩ của nước Cộng hòa tự trị Crimea nhóm họp để thảo luận về số phận của họ sau cuộc chính biến ở thủ đô Kiev, Ukraine. Theo đó, những người dân Tatar ở khu tự trị này bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền lâm thời thân phương Tây hiện lãnh đạo đất nước sau vụ lật đổ Tổng thống Yanukovych. Đồng thời, họ kêu gọi chính quyền địa phương tuân theo sự lãnh đạo, chỉ đạo từ chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, những người thuộc phe phản đối cho rằng, Quốc hội của khu tự trị bất tuân theo chính quyền mới. Thậm chí, họ còn yêu cầu các đại biểu quốc hội xem xét khôi phục Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa Crimea. Theo Hiến pháp này, Crimea có quyền bầu ra tổng thống riêng và tự chủ trong việc định ra chính sách đối ngoại.
Thanh Nga (theo Reuters, the Guardian)