Cuối năm 2013, công dân Nga Dmitry Tretyakov sống tại thành phố Tolyatti đã đệ đơn kiện lên
Chính phủ Nga về việc vi phạm Hiến pháp khi giải thể Liên Xô. Tòa án Hiến pháp Nga ngày 10/12/2013 đã xem xét và kết luận đơn kiện này không "thuộc thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp".
|
Các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Belorussia trong lễ ký Hiệp ước Belovezh.
|
Không bỏ cuộc, Tretyakov tiếp tục gửi đơn lên Tòa án Tối cao Liên bang Nga và được Tòa án này xem xét vào ngày 10/1/2014.
Tòa án Tối cao Nga sau đó đã bác đơn, vì theo khoản 1, điều 134 Bộ Luật dân sự Nga, hành vi này "không ảnh hưởng đến quyền và
tự do hoặc lợi ích hợp pháp của người đứng đơn".
Một lần nữa, công dân này tiếp tục gửi đơn
khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp và được chấp thuận xem xét đơn.
Trong đơn của mình gửi Chính phủ Nga, Dmitry Tretyakov yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý về việc khôi phục Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Công dân này yêu cầu không chỉ các cơ quan công quyền Nga, mà cả chính phủ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) cần phải tiến hành việc trưng cầu dân ý.
Tác giả đơn kiện đã dẫn các tài liệu pháp luật của Liên xô, theo đó nếu nước Cộng hòa nào muốn tách ra khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết cần phải tiến hành trưng cầu dân ý.
D.Tretyakov còn nêu rõ cuộc trưng cầu dân ý ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraine tháng 12/1991 đã vi phạm Hiến pháp
Liên Xô, còn tất cả các nước Cộng hòa còn lại đều không tiến hành việc trưng cầu dân ý về việc tách ra khỏi Liên Xô.
Trong đơn, Tretyakov đã khẳng định cuộc trưng cầu dân ý về việc duy trì nhà nước Liên Xô ngày 17/3/1991 là hợp hiến (76,4% dân số tán thành “việc duy trì Liên Xô là một Liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền”), còn việc ký Hiệp ước Belovezh của lãnh đạo Nga, Ukraine, Belorussia (về việc giải thể Liên Xô) đã cố tình bỏ qua kết quả cuộc trưng cầu đó và vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Liên Xô.
Do Liên bang Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô nên Tòa án Hiến pháp Nga phải là cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn kiện của ông.
Theo VTC