Theo đó, tại thành phố Ukraine là Odessa vào hôm thứ 6 (2/5), cuộc đụng độ đẫm máu (bao gồm cả vụ cháy tòa nhà công đoàn thảm khốc) đã nổ ra giữa các cổ động viên bóng đá từ Kharkov, chiến binh Right Sector và tự vệ Maidan với người biểu tình ủng hộ liên bang hóa. Sự kiện kinh hoàng trên (được giới truyền thông gắn cho tên Thảm kịch Odessa) có thể là cớ hoàn hảo để Nga can thiệp quân sự dưới chủ trương bảo vệ cộng đồng người dân nói tiếng Nga khỏi những lực lượng cực đoan.
|
Một người biểu tình thân Kiev ném bom xăng vào tòa nhà công doàn ở Odessa hôm 2/5.
|
Trong khi đó, quân đội Kiev đã phớt lờ các cảnh báo rõ ràng từ Kremlin và đang gây sức ép lên điều đó bằng chiến dịch đàn áp lại người biểu tình ở miền đông nam, cụ thể là tỉnh Donetsk.
Đỉnh điểm của chiến dịch trên là cuộc tấn công quân sự toàn diện tại thành phố Slavyansk. Thành phố bị phong tỏa các hướng, 20 máy bay trực thăng liên tục quần thảo trên bầu trời khu vực này.
Trước tình thế cấp bách này, Tổng thống Nga Putin có thể điều động gần 4.000 binh sĩ (theo phương Tây cáo buộc) ở dọc biên giới tràn qua lãnh thổ Ukraine. Song, thực tế, vị lãnh đạo Nga suy tính khá kĩ càng về từng “đường đi nước bước” của mình.
Tuy nhiên, tình hình ở đông nam Ukraine không hề đơn giản như ở vùng bán đảo Crimea, nơi Nga tiếp quản và sáp nhập trong một thời gian chóng vánh. Hơn nữa, Moscow nhận thấy rằng, phương án triển khai quân đội, xe tăng hay xe bọc thép một cách công khai vào đông nam sẽ vấp phải sự kháng cự từ Kiev và cả phương Tây. Trong trường hợp này, Nga sẽ còn phải hứng chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu.
Do vậy, tờ báo của Anh Telegraph suy đoán, ông Putin có thể đang tiến hành cuộc chiến trong bóng tối để làm đối phương mất thăng bằng, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Thanh Nga (theo Tele)