Trước đó, nhiều chuyên gia về Triều Tiên nhận định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Jang Song-thaek và tướng họ Choe bất đồng ý kiến với nhau về việc Triều Tiên có nên mở cửa với thế giới thông qua cải cách kinh tế. Bởi mối hiềm khích này, hai ông thường “bằng mặt mà không bằng lòng nhau”.
Họ (các chuyên gia) phán đoán rằng, do sức ép từ phía Phó nguyên soái Choe Ryong-hae nên nhà lãnh đạo Kim Jong-un buộc phải hạ lệnh thanh trừng người chú Song-thaek của mình. Sau cái chết của ông Jang, nhiều tin đồn lan ra rằng, ông Jong-un còn mắc chứng
rối loạn cảm xúc. Ở thời điểm đó, ông Choe Ryong-hae được dư luận xem là “người giật dây” dẫn đền sự sụp đổ của nhân vật quyền lực số hai một thời ở Triều Tiên, Jang Song-thaek.
|
Ông Choe Ryong-hae xuất hiện trong cuộc họp ở Bắc Kinh hôm 23/5/2013.
|
Tuy nhiên, vào hôm 26/2, tờ
Chosun Ilbo đã đăng tải một bài viết liên quan tới những tin đồn xoay quanh tướng họ Choe. Theo đó, ông này không được ông Kim Jong-un trọng dụng làm “cánh tay phải” của mình. Thực tế, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, ông Ri Yong-gil mới chính là nhân vật tiếp quản vị trí số 2 của Jang Song-thaek. Điều này chứng tỏ rằng, Chủ nhiệm Choe không phải là người chủ mưu trong vụ hành quyết ông Song-thaek. Sự thực, sau vụ chính biến đó, ông Choe không còn được sự hậu thuẫn của Kim Jong-un.
Giáo sư Yoo Ho-yeol tời từ Đại học Hàn Quốc chia sẻ quan điểm, ông Choe thực ra chỉ là “con tốt trên bàn cờ” của ông Kim Jong-un trong kế hoạch loại trừ người chú Song-thaek. Trước khi ra đi, Chủ tịch Kim Jong-il đã bổ nhiệm người em rể họ Jang làm phụ tá cho con trai Jong-un trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
“Trái với sự ủy thác của Chủ tịch Jong-il, ông Jang Song-thaek lại tìm cách bảo vệ và củng cố quyền lực của cá nhân mình. Do vậy, nhà lãnh đạo Jong-un đã giao nhiệm vụ theo dõi từng hoạt động của người chú mình cho Chủ nhiệm Choe. Vì thế, sau cái chết của ông Jang, nghiễm nhiên Phó soái Choe không còn hữu ích với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nữa”, Giáo sư Yoo nói.
Thanh Nga (theo WCT)