Nghi vấn được mọi người quan tâm sau khi phía chính quyền Indonesia ngày 3/1 công bố rằng, hãng hàng không Air Asia không được cấp phép bay chặng Surabaya-Singapore vào các ngày Chủ nhật trong tuần. Như chúng ta đã biết, chuyến bay định mệnh QZ8501 đã cất cánh vào Chủ nhật ngày 28/12 trước khi rơi xuống biển Java giữa chặng hành trình kéo dài 2 tiếng tới Singapore.
|
Ảnh minh họa.
|
Vào ngày 31/12, một tài liệu bị rò r
ỉ do Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) gửi lên Bộ trưởng Giao thông vận tải Ignatius Jonan cho thấy, các phi công của chuyến bay QZ8501 ngày 28/12 đã không nhận được báo cáo thời tiết của cơ quan này trước giờ cất cánh.
"Vào ngày 28/12 đó, hãng hàng không AirAsia đã nhận báo cáo thời tiết của BMKG vào lúc 7h", Giám đốc BMKG Andi E.Sakya nói. Như vậy, Air Asia đã nhận báo cáo đó vào thời điểm sau khi chuyến bay QZ8501 cất cánh khỏi sân bay Quốc tế Juanda, tỉnh Surabaya vào hồi 5h35 sáng 28/12.
Còn nhớ, ngày 3/1, hàng loạt báo đài đưa tin rằng, người phụ trách vận tải hàng không thuộc Bộ Giao thông Indonesia, ông Djoko Murjatmodjo cho biết Air Asia đã vi phạm các thỏa thuận và lịch trình bay. Hãng hàng không này chỉ được cấp phép bay hành trình Surabaya-Singapore vào các ngày thứ Hai, Ba, Năm và Bảy.
Tuy nhiên, máy bay Airbus A320-200 số hiệu QZ8501 rơi xuống biển vào ngày Chủ nhật (28/12), thời điểm hãng hàng không giá rẻ Air Asia không được phép bay chặng trên cho tới khi cuộc điều tra về thảm kịch trên kết thúc.
Cho tới trưa ngày 4/12, lực lượng tìm kiếm đã vớt được tổng cộng 31 thi thể nạn nhân trong vụ QZ8501 và xác định được mảnh vỡ lớn thứ 5 được cho là của máy bay xấu số bị rơi đó.
Nguồn tin thế giới
Thanh Nga