Pháp lên kế hoạch lập liên minh chống IS ở Libya

Google News

(Kiến Thức) - Theo báo Le Figaro, Paris đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc can thiệp quân sự nữa vào Libya và cố xây dựng một liên minh chống IS mới.

Báo Le Figaro nhận định tuy Bộ Tổng tham mưu Pháp khá kín đáo về các kế hoạch đang được xúc tiến, nhưng chiến dịch chống IS ở Libya sẽ phải được bắt đầu "trong vòng sáu tháng tới".
Phap len ke hoach lap lien minh chong IS o Libya
Chiến đấu cơ Jaguar.
Đợt trinh sát bằng không quân – kết thúc vào tháng 11/2015 –  cho thấy “phiến quân IS (Daesh) đang bành trướng tại khu vực cách Châu Âu vài trăm cây số”. Khoảng 3.000 chiến binh tham gia thánh chiến Hồi giáo ở Libya. Cách thủ đô Tripoli khoảng 250 km về phía nam là nhiều trại huấn luyện do Daesh (IS) tổ chức. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cũng đã chiếm được Syrte, một thành phố lớn nằm bên bờ Địa Trung Hải. Thành phố Syrte là quê hương của cố Đại tá Kadhafi và cách không xa các mỏ dầu khí chính của Libya.
Theo Le Figaro, Italy chắc chắn sẽ đóng  vai trò quan trọng trong liên quân chống khủng bố sắp tới. Có hai lý do khiến Italy tham gia liên quân. Thứ nhất là “làn sóng nhập cư bất tận từ bên kia Địa Trung Hải” và thứ hai là để bảo vệ các cơ sở dầu khí tại Libya vốn chiếm 17% nhu cầu của Italy.
Le Figaro cho hay, Anh chắc chắn sẽ góp khoảng 1.000 binh sĩ trong tổng số 6.000 quân nhân dự định triển khai, dưới quyền chỉ huy của Italy. Bộ Quốc phòng Pháp đang thuyết phục các nước trong khu vực như Tunisia, Algeria, Ai Cập và có thể cả các nước vùng Vịnh tham gia vào chiến dịch Libya này.
Vấn đề ở chỗ công đồng quốc tế chỉ có thể can thiệp quân sự nếu được chính quyền Libya yêu cầu. Tuy nhiên, theo một thông tín viên của Le Figaro có mặt tại chỗ, “chính phủ đoàn kết dân tộc”, vừa được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, không nhận được sự ủng hộ của cả hai phe đối địch với nhau ở Libya.
Theo một lãnh đạo Libya được Liên Hiện Quốc ủng hộ, can thiệp quân sự nước ngoài sẽ khiến có thêm “khá nhiều người đầu quân vào Daesh (IS) để chống phương Tây” và chống IS  phải là công việc của người Libya.
Trong tình hình hết sức rối ren này, một chuyên gia Châu Âu đề nghị hai khả năng. Thứ nhất, “cộng đồng quốc tế trực tiếp lập chính phủ, để đến lượt chính phủ này yêu cầu quốc tế can thiệp, ngăn chặn chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo”  và trong trường hợp không lập được chính phủ chính phủ đoàn kết dân tộc, cộng đồng quốc tế sẽ phải can thiệp do tình trạng “vô chính phủ” ở  Libya.
Minh Châu (TH)