Trong trường hợp khẩn cấp, thủy thủ đoàn của các tàu dân sự có thể được "tuyển dụng" vào lực lượng dự bị của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Với sự hỗ trợ đắc lực của các tàu dân sự và toàn bộ thủy thủ đoàn, theo Kyodo, Nhật Bản sẽ có khả năng đáp trả kịp thời và hiệu quả một khủng hoảng trên Biển Hoa Đông trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Hiện tại, hầu hết quân dự bị của Nhật Bản không tham gia các hoạt động và nhiệm vụ quân sự. Họ chủ yếu tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất hiện có 31.000 quân dự bị, Phòng vệ Biển có 700 người còn Phòng vệ trên không có 600 người.
|
Tàu tuần duyên Nhật Bản (xa) chặn tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Biển Hoa Đông ngày 24/09/2012.
|
Liên quan đến căng thẳng Điếu Ngư/Senkaku, cả Tokyo và Bắc Kinh hiện vẫn thường xuyên triển khai tàu và máy bay tuần tra xung quanh quần đảo này; đồng thời ra sức lôi kéo các quốc gia khác trong đó có Mỹ đứng về phía họ trong tranh chấp.
Là đồng minh ruột của Tokyo, Washington cuối năm ngoái phản đối và lên án gay gắt động thái đơn phương lập Khu vực Nhận dạng Phòng không trên Biển Hoa Đông của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Washington mới đây bày tỏ “sự thất vọng” sâu sắc đối với Thủ tướng Shinzo Abe sau chuyến thăm đền thờ chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi của ông và quan ngại, động thái này có thể làm leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhiều lần tuyên bố giữ lập trường trung lập trong tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, Washington mới đây cũng chuyển thông điệp tới Tokyo về tầm quan trọng của việc cải thiện và duy trì quan hệ tốt đẹp, hòa hảo với các láng giềng (Trung Quốc và Hàn Quốc).
Bạch Dương (theo WCT)