Dự án xây dựng kênh Nicaragua được mệnh danh là “dự án thế kỷ", kết nối Thái Bình Dương với Biển Caribe và sẽ là tuyến đường giao thông thay thế cho kênh đào Panama mà ngay cả sau khi tái thiết chỉ có thể đảm đương được một nửa công suất vận chuyển.
Chủ đầu tư của dự án kênh Nicaragua là công ty Trung Quốc HK Nicaragua Canal Development Investment. Công ty này đã thắng thầu để xây dựng với chi phí lên đến 40 tỷ USD và quyền vận hành kênh 100 năm. Nhưng trong việc xây dựng kênh sẽ có sự tham gia của các công ty nước thứ ba, bao gồm cả chính phủ Nga.
Ngoài việc hỗ trợ kinh tế, Nga sẽ cung cấp hỗ trợ chính trị và quân sự. Đặc biệt Nga sẽ bảo vệ công trình chống các hành động khiêu khích có thể. Về vấn đề này, chính quyền đã Nicaragua ký kết với Moscow một thỏa thuận đặc biệt, theo đó các tàu chiến của Nga và máy bay sẽ tuần tra vùng lãnh hải đất nước và bảo vệ kênh trước các hành động khiêu khích có thể xảy ra.
|
Vị trí dự kiến kênh đào Nicaragua. |
Hiện tại hợp đồng được ký kết cho đến giữa năm 2015. Ngoài ra, trên lãnh thổ Nicaragua sẽ bố trí Trạm bảo dưỡng của Hải quân Nga. Điểm này đã gây ra rất nhiều suy đoán trong giới truyền thông phương Tây. Họ cho rằng nhân dịp này Nga sẽ cố gắng đạt được vấn đề bố trí căn cứ quân sự của mình trong khu vực vốn được Mỹ luôn coi là "sân sau" của mình.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng giải thích, phủ nhận kế hoạch thành lập căn cứ quân sự kể trên và cho rằng Nga chỉ đến Nicaragua để chống cướp biển.
Trong tháng 5, Ngoại trưởng Nga đến thăm hoặc tiếp tại Moscow người đứng đầu cơ quan ngoại giao và các nhà lãnh đạo chính trị của Cuba, Nicaragua, Chile, Peru, Argentina và Venezuela. Vấn đề thảo luận chủ yếu là quan hệ thương mại và kinh tế.
Một bước đột phá lớn hơn trong mối quan hệ của Nga với Nam Mỹ dự kiến diễn ra vào mùa hè 2014. Ngày 15/7 tại Brazil sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có kế hoạch gặp song phương một số lãnh đạo của các quốc gia Nam Mỹ. Với kế hoạch này, Moscow cho thấy Nam Mỹ đang trở thành yếu tố quan trọng trong trật tự thế giới đa phương hiện đại.
Ngô Trang