Với những sự diễn biến căng thẳng, các lãnh đạo phương Tây đã kêu gọi các bên kiềm chế hành động và cùng nhau tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.
Vào hôm thứ Sáu (29/3), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc người đồng cấp Nga Vladimir Putin không nên thực hiện bất kỳ động thái nào vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Sau đó, hai nhà lãnh đạo này đã thảo luận về khủng hoảng Ukraine trong một cuộc điện đàm.
Trước đó, cùng ngày 29/3, đài truyền hình CBS đã phát sóng cuộc phỏng vấn với ông Obama, trong đó vị tổng thống Mỹ đã yêu cầu Nga rút quân khỏi khu vực biên giới sát với Ukraine.
|
Cờ ba màu của nước Nga trên một chiến hạm của Hải quân Ukraine.
|
Cùng với đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng khẩn thiết các bên nên hành động kiềm chế nhằm giảm leo thang trong khu vực. “Tôi cũng lo ngại sâu sắc rằng, những chia rẽ trong cộng đồng quốc tế sẽ càng khiến chúng tôi khó lòng giải quyết đươc những mối quan tâm cấp bách”, ông Ban nói.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin phủ nhận vai trò của nước này trong việc leo thang khủng hoảng. Ông đã trả lời với các phòng viên ở New York rằng, cuộc khủng hoảng đó phụ thuộc vào người Ukraine đối với việc lập lại trật tự trong đất nước họ.
“Các nhóm vũ trang phải bị tịch thu vũ khí, còn những phần tử cực đoan cần phải nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Điều quan trọng nhất, một quá trình hiến pháp cần phải được đưa ra”, ông Churkin cho hay.
Trong khi tình hình Ukraine được đưa ra thảo luận ở nước ngoài, Quốc hội nước này (bị áp lực bởi những người biểu tình cực hữu) đã bỏ phiếu để mở một cuộc điều tra về cái chết của một trong những lãnh đạo của phong trào Right Sector, Leksandr Muzychko.
Trong khi đó, lực lượng Nga ở Crimea đã hoàn tất việc tiếp quản quân sự ở bán đảo này. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo với Tổng thống Putin rằng, tất cả những binh lính Ukraine trung thành với Kiev hiện đã rời khỏi Crimea.
Thanh Nga (theo Chosun Ilbo)