Động thái loại bỏ tư cách thành viên của Nga ỏ G8 là phản ứng trực tiếp mới nhất từ các nước phương Tây nhằm phản đối quyết định sáp nhập Crimea của điện Kremlin.
“Luật pháp quốc tế nghiêm cấm sáp nhập một phần hay toàn bộ vùng đất của một quốc gia khác bằng vũ lực hoặc ép buộc. Hành động đó đã đi ngược lại các nguyên tắc trong hệ thống quốc tế. Chúng tôi lên án cuộc trưng cầu bất hợp pháp ở Crimea vì nó đã vi phạm Hiến pháp Ukraine. Cùng với đó, chúng tôi cũng mạnh mẽ lên án nỗ lực sáp nhập Crimea ở Nga”, trích dẫn thông báo của Nhà Trắng hôm 24/3.
|
Lãnh đạo nhóm G8.
|
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu rằng, việc loại khỏi nhóm G8 không phải là một vấn đề lớn.
“G8 là một tổ chức phi chính thức và không phát thẻ hội viên cho mỗi quốc gia tham gia. Theo tiêu chí thành lập của nhóm, không quốc gia thành viên nào bị loại bỏ khỏi nhóm cả. Tất cả những vấn đè kinh tế và tài chính đều được quyết định trong các phiên họp của nhóm G20. Thực tế, G8 chỉ là diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia phương Tây hàng đầu và Nga mà thôi”.
Ông Lavrov nói thêm rằng, Nga “đã không còn nằm trong nhóm này. Tuy nhiên, chúng tôi không cói đó là một nỗi bất hạnh lớn”.
Hồi năm 1998, trong nỗ lực cải cách kinh tế và chính trị, lãnh đạo nhóm G7 gồm Anh, Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Nhật và Italy đã nhất trí kết nạp thêm Nga vào nhóm họ.
Trước đó, Thủ tướng Đức
Angela Merkel đã lên tiếng khẳng định, nhóm G8 chưa có kế hoạch loại Nga ra khỏi nhóm. “Ngoại trừ quyết định này, chưa có bất cứ kế hoạch nào được đưa ra vào thời điểm này”, bà nói.
Thanh Nga (theo CNN)