Giáo sư kinh tế và chính trị Peter Morici ở ĐH Maryland vừa có bài viết lý giải sự thất bại của chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong bài viết của mình, ông Peter Morici cũng lý giải nguyên nhân những thất bại của Mỹ.
Dưới đây là bài viết của giáo sư Peter Morici được Kiến Thức trích đăng:
Quân sự không phải là lời giải cho mọi bài toán
Trong bài phát biểu tại Học viện Quốc phòng ở West Point, New York, Tổng thống Obama cho rằng sử dụng sức mạnh quân sự không phải là giải pháp giúp bình ổn mà Mỹ có thể áp dụng cho mọi khu vực, đặc biệt khu vực Trung Đông và châu Phi.
|
Phiến quân Sunni ở thành phố Tikrit đầu tháng 6/2014. |
Có lẽ Iraq là cho thấy rõ nét nhất tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ đối với chủ nghĩa khủng bố. Nếu đưa không quân và bộ binh tới bảo vệ Baghdad, Mỹ có thể chặn bước tiến của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) chứ không thể đánh bại nhóm này.
ISIL là sự kết hợp giữa một tổ chức khủng bố và một lực lượng quân đội có tổ chức có đủ khả năng chiếm đóng lãnh thổ và lật đổ một chính quyền. Tuy nhiên lực lượng này không tập trung lực lượng tại một chiến trường nhất định để các lực lượng quân đội phương Tây có thể tiêu diệt. Nếu bị cản trở, các chiến binh của nhóm này sẽ di chuyển sang các chiến trường khác như cuộc nội chiến ở Syria hoặc áp dụng chiến thuật khác như chiến tranh du kích.
Coi nhẹ tôn giáo, chiến dịch chống khủng bố đi vào ngõ cụt
Đã từ lâu, các quốc gia phương Tây vẫn luôn coi nhẹ vấn đề tôn giáo trong khi đối với nhiều người Hồi giáo, tôn giáo và nhà nước là hai yếu tố không tách rời. Trên khắp các quốc gia Trung Đông và châu Phi, nhiều người sẵn sàng hi sinh để chống lại những chính quyền dân chủ nào cho rằng đạo Hồi không đủ tính hợp pháp để lãnh đạo quốc gia. Các cuộc đấu tranh sắc tộc cũng chủ yếu bắt nguồn từ tôn giáo.
Nếu không có các thể chế dân chủ đặt tự do cá nhân lên trên tôn giáo, các cuộc xung đột sắc tộc và nội chiến ở khu vực này rất khó chấm dứt. Các phong trào khủng bố chống phương Tây tiếp tục đi vào ngõ cụt.
|
Phiến quân ISIL phát kinh Coran cho người dân. |
Hợp tác kinh tế của phương Tây và viện trợ từ Mỹ không thể thay đổi tình hình. Phong trào Hồi giáo cực đoan tồn tại dựa trên các lý tưởng và rất khó tiêu diệt lý tưởng bằng sức mạnh quân sự.
Cuối cùng, Mỹ phải nhận ra rằng cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và châu Phi sẽ kéo dài. Không khoản viện trợ kinh tế hay tái thiết đất nước nào có thể thay đổi thực tế đó và đôi khi các khoản viện trợ lại khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, sức mạnh kinh tế của Mỹ đi kèm với chính sách can thiệp ở nước ngoài để giải các bài toán về năng lượng, chính sách chống khủng bố ở Trung Đông đi vào ngõ cụt sẽ khiến n
gười Mỹ sẽ phải trả giá hoặc đối mặt với các mối đe dọa đối với an ninh trong nước và những lợi ích của nước này ở bên ngoài.
Tùng Lâm