Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
|
Đô đốc Jonathan W. Greenert, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ.
|
Đô đốc Greenert cũng đề nghị Hải quân Mỹ triển khai các loại máy bay quân sự tiên tiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - bao gồm
chiến đấu cơ F-35C Lighting II, máy bay chiến đấu F/A-18E /F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay tuần tra P-8A Poseidon, máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout … ở Guam và Nhật Bản. Việc triển khai máy bay tàu chiến Mỹ nhằm đối phó với hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
|
Trung Quốc lo ngại nhất việc Hải quân Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C trên tàu sân bay. |
Trung Quốc lo ngại nhất việc Hải quân Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C trên tàu sân bay. Loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 này đã hoàn tất thao tác cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35C có bình chứa nhiên liệu lớn hơn nhiều so với máy bay F-18E/F và có thể tiến hành các cuộc tấn công tầm xa.
Theo Hoàn Cầu thời báo, F-35C có thể được triển khai ở Biển Đông và có khả năng tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc từ một tàu sân bay ở vùng biển Philippines.
Minh Châu (Theo WCT)