Theo đó, Cơ quan An toàn Hàng không
Nga đã cung cấp bản chụp nhanh các dữ liệu do một trạm radar đặt ở Rostov ghi lại vào thời điểm ngay trước và sau vụ thảm kịch chừng 20 phút.
CEO của cơ quan này, ông Sergey Melnichenko cho hay, có 1 hoặc 2 chiến đấu cơ bay khá gần MH17 vào thời điểm xảy ra sự cố. Dữ liệu mới này gây nên sự hoài nghi đối với giả thuyết của phương Tây rằng, MH17 bị lực lượng ly khai bắn hạ từ dưới mặt đất bằng tên lửa đất đối không.
|
Ảnh chụp màn hình radar ghi lại vào ngay trước và sau khi xảy ra thảm kịch chừng 20 phút.
|
Dữ liệu này “đến từ một trung tâm kiểm soát không lưu ở Rostov”, ông Melnichenko kể cho tờ
Moskovsky Komsomolets và khẳng định vào nguồn tin đó. “Chúng tôi đặt hoàn toàn sự tin tưởng của mình vào nguồn tin này. Nó khiến chúng tôi quyết định công bố điều này cho công chúng”.
“Dữ liệu này rõ ràng chỉ ra một điều rằng, vào thời điểm xảy ra tai nạn và sau tai nạn một chút, có các máy bay di chuyển theo hướng bắc chiếc Boeing gặp nạn. Khả năng chúng là các máy bay quân sự bởi vì các điểm ghi lại trên radar cho thấy, chúng bay khá gần nhau. Có một hoặc hai chiến đấu cơ có mặt vào lúc đấy”, vị CEO này nói.
Mặt khác, do các máy bay lạ này không phản hồi lại tín hiệu radar nên nghi vấn các máy bay lạ này là chiến đấu cơ lại càng có khả năng. Theo ông Melnichenko, các máy bay dân sự thường hồi đáp lại các tín hiệu từ radar trong khi đó các chiến đấu cơ “lại không thường được trang bị các tín hiệu chuyển phát. Thêm vào đó, các phi công cũng hay tắt hệ thống tín hiệu trong lúc đang chiến đấu”.
Thanh Nga