|
Tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện 22 lần ở Ấn Độ Dương.
|
Tham khảo nguồn thông tin của Mỹ, báo cáo cho biết tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện 22 lần trong khu vực vốn cách xa lãnh hải Trung Hoa.
Ở Ấn Độ, mối quan tâm đặc biệt là chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh. Chiến lược đề cập tới việc xây dựng chuỗi điểm tựa (gồm các bến cảng, trạm tiếp nhiên liệu, trạm quan trắc…) trải dài từ Đông Phi đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Đáng chú ý là những điểm tựa chính của “chuỗi ngọc trai” nằm kề sát biên giới Ấn Độ: cảng Gwadar ở Pakistan, Hambantota ở Sri Lanka, Chittagong ở Bangladesh… và trạm theo dõi trên quần đảo Dừa ở Myanmar. Trong thực tế, chiến lược "chuỗi ngọc trai" ban đầu được dựng lên không nhằm chống lại Ấn Độ.
Chuyên gia Boris Volkhonsky của Viện nghiên cứu chiến lược Nga nhận định: “Mục tiêu chiến lược chủ đạo của Bắc Kinh là bảo đảm an toàn vận chuyển hàng hóa (trước hết là dầu khí) từ Đông Phi và Trung Đông đến Trung Quốc. Mục tiêu thứ hai là gây dựng phương án tuyến giao thông đường bộ (thông qua Pakistan và Myanmar) đối phó với trường hợp Mỹ và các đồng minh của Mỹ chặn đường vận tải nhiên liệu duy nhất của Trung Quốc hiện nay đi qua eo biển Malacca. Nhưng như thường gặp trong thế giới hiện đại, mọi động thái đều kéo theo những hiệu ứng phụ. Cụ thể ở đây là sự tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực mà cách đây không lâu mà Ấn Độ vẫn coi là vùng lợi ích quốc gia đặc biệt. Vì vậy, đến lượt Dehli mở rộng lực lượng hải quân, thực hiện các nỗ lực ‘tương xứng’ trên sân chơi mà Bắc Kinh vẫn coi là ‘của mình’. Ấn Độ xúc tiến hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả những quốc gia đang tồn tại vấn đề lãnh thổ trong mối quan hệ với Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam...”.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Văn Bình (theo VOR)