Hôm 17/11/2014, báo Kommersant dẫn nguồn gần gũi với ban lãnh đạo Viện nghiên cứu khoa học chế tạo máy trung ương Nga đưa tin: Từ năm 2017, Nga sẽ bắt đầu triển khai trạm vũ trụ của riêng mình.
Tờ báo này cũng đưa tin, Nga có thể sử dụng một phần các module trước đây đã được sử dụng trên trạm vũ trụ quốc tế ISS để xây dựng trạm.
Tờ báo dẫn lời nguồn cung cấp tin: “Trạm mới sẽ sẽ nằm ở vị trí địa lý có lợi với khả năng quan sát bề mặt Trái đất được mở rộng. Từ trạm sẽ có thể thấy được đến 90 phần trăm lãnh thổ Nga và thềm lục địa Bắc Cực, trong khi chỉ tiêu này ở trạm vũ trụ quốc tế ISS không quá 5%”.
Tờ Moscow Times đưa tin, mặc dù trạm ISS vẫn có thể phục vụ tốt sau năm 2020 nhưng do khủng hoảng Ukraine, các quan chức Moscow có thể từ chối lời mời tiếp tục hợp tác của NASA và tự xây dựng trạm vũ trụ riêng.
|
Nga tự xây dựng trạm vũ trụ riêng như thời Chiến tranh lạnh? |
Theo nguồn cung cấp tin này, hiện chưa xác định tổng chi phí. Tờ báo cho biết, giai đoạn đầu định sử dụng các module và máy móc đã được nghiên cứu phát triển cho phần Nga của trạm ISS. Tuy nhiên, theo khẳng định của các nguồn tin của báo Kommersant, không hề có chuyện Nga đơn phương ngừng trước thời hạn các hoạt động trên ISS.
Nguồn cung cấp tin cho biết thêm: “Cấu hình ban đầu sẽ được hình thành trên cơ sở các module phòng thí nghiệm đa năng và các cụm, thiết bị vũ trụ trọn bộ OKA– T. Các con tầu vũ trụ Soyuz– MS và Progress– MS sẽ đảm bảo khai thác trạm, còn trong giai đoạn 2020– 2024 có thể sẽ hoàn thiện các module năng lượng và biến đổi được dùng trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng”.
Theo nguồn cung cấp tin này, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trạm sẽ là thử nghiệm kết cấu– bay cho các phương tiện có người lái của cơ sở hạ tầng Mặt Trăng, nghĩa là trạm sẽ đóng vai trò “đầu cầu”, bởi vì có kế hoạch là các thiết bị chuyên dụng đặc biệt đầu tiên sẽ được đưa lên trạm, sau đó sẽ lên đường tới Mặt Trăng.
Theo tin của báo Kommersant, việc đưa lên quỹ đạo trạm vũ trụ kinh độ cao của Nga là một trong những đề nghị then chốt của dự án phát triển du hành vũ trụ có người điều khiển cho giai đoạn đến năm 2050.
Nguyễn Vũ (Theo RIA Novosti)