Vị giáo sư chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Chicago đã rút ra kết luận trên trong bài viết đầy tranh cãi của mình "Say Goodbye to Taiwan" trên số ra tháng mới nhất của Tạp chí National Interest.
Trong bài viết đó, ông Mearsheimer cho biết, mặc dù hiện Trung Quốc vẫn xếp sau Mỹ về sức mạnh quân sự, nhưng hai nước vẫn còn chưa phân định thắng thua trên phương diện tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là, trong vòng nhiều năm tới, cán cân quyền lực có thể nghiêng về phía Bắc Kinh.
|
Người đứng đầu Hội đồng Đối ngoại Đại lục, ông Wang Yu-chi (trái) bắt tay với người đồng cấp phía Trung Quốc, ông Zhang Zhiju trong cuộc hội đàm lịch sử hôm 11/2.
|
Khi điều đó xảy ra, học giả này viết, Trung Quốc sẽ cố gắng vươn lên vị trí đứng đầu ở châu Á và tìm cách loại bỏ dần sự hiện diện của Mỹ ở khu vực. Mặc dầu Mỹ cũng sẽ cố gắng ngăn chặn thế lực ngày càng mạnh của Trung Quốc, “thì cuộc tranh giành quyền lực này giữa hai cường quốc đều không có lợi cho Đài Loan bất kể bên nào chiến thắng”. Đồng thời, ông còn cho biết, những cam kết bảo vệ Đài Loan của chính quyền Mỹ có thể trở thành “chướng ngại vật” trong chiến lược tương lai sau này của họ.
Vì vậy, việc duy trì tình trạng hiện tại được coi là phương án tối ưu nhất đối với Đài Loan. Và trong trường hợp xấu nhất, “
Đài Loan sẽ thống nhất với Trung Quốc theo những điều khoản đã kí kết”.
Một phương án dự phòng cần lưu tâm đó là, sau khi thống nhất với Trung Quốc, Đài Loan có thể đi theo con đường giống như Hong Kong. Nghĩa là, hai bên sẽ nhất trí tôn trọng lẫn nhau theo thể chế “một nước hai chế độ” mặc dù hầu hết người dân Đài Loan đều không mấy hứng thú với phương án này.
Thanh Nga (theo WCT)