“Mặc dù có một số cuộc tấn công chống lại cộng đồng sắc tộc Nga. Tuy nhiên, chúng không mang tính hệ thống và phổ biến rộng rãi”, trích dẫn bản báo cáo, vốn được lập ra sau chuyến thăm 2 lần tới Ukraine của Trợ lý Tổng thư ký LHQ phụ trách nhân quyền Ivan Simonovic.
|
Người biểu tình tập trung ở trung tâm thành phố Odessa hôm 23/3.
|
“Những bức ảnh của người biểu tình Maidan, đã thổi phồng sự thật về việc các phần tử chủ nghĩa dân tộc Ukraine đàn áp cộng đồng người Nga và thông tin sai lệch về việc các nhóm vũ trang tới Crimea chống lại sắc tộc Nga, đã được sử dụng một cách hệ thống để tạo ra bầu không khí lo sợ và bất an. Điều này qua đó vô hình tạo ra sự ủng hộ đối với vụ sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga”, báo cáo LHQ nêu rõ.
Báo cáo, vốn tập trung phân tích các sự kiện ở Ukraine tính tới ngày 2/4, đã kêu gọi một nỗ lực khẩn cấp để duy trì sự hiện hữu của pháp luật, tôn trọng nhân quyền và chấm dứt cái gọi là “sự thù hận”.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra, phong trào cực hữu Right Sector (vốn tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình ở Quảng trường Maidan) cũng góp phần khiến cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine cảm thấy bị đe dọa.
Có rất nhiều thông tin báo cáo về các hành vi bạo lực của Right Sector chống lại các đối thủ chính trị hay các đại diện đảng cầm quyền cũ. Song, cáo buộc về việc nhóm này liên quan tới các vụ án mạng của các thành viên thực thi pháp luật sẽ cần được điều tra.
Đối với cuộc bầu cử Tổng thống hôm 25/5 tới, theo cơ quan nhân quyền Liên Hiệp quốc, Ukraine nên đảm bảo thông tin liên lạc một cách tự do giữa công dân, các ứng cử viên và các đại biểu dân cử.
Thanh Nga