Các noreabang, vốn phát triển rầm rộ dưới thời cố Chủ tịch Kim Jong-il, đã buộc phải đóng cửa khi Bình Nhưỡng gia tăng các biện pháp đàn áp sau vụ thanh trừng “nhân vật quyền lực số 2 một thời” trong chính trường kiêm chú của Chủ tịch Kim Jong-un, ông
Jang Song.thaek.
|
Ảnh minh họa.
|
Theo báo
NKIS ngày 3/7, một trung tâm nghiên cứu có trụ sở ở Seoul do những người tị nạn Triều Tiên lập ra, ông Kim Jong-un gần đây bắt đầu khuyến khích người dân tới các phòng hát trong một nỗ lực để cải thiện đạo đức xã hội.
Đây không phải lần đầu tiên giới chính quyền nước này tìm cách phổ biến các phòng hát karaoke. Quay trở lại tháng 12/2008, tờ Rodong Shinmun đưa tin rằng, Chủ tịch Jong-il còn gửi các máy hát karaoke tới các đơn vị quân đội nhằm nâng cao nhận thức đạo đức của các binh sĩ. Ông còn hứa sẽ gửi thêm các máy này.
Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nhà cầm quyền Bình Nhưỡng, các phòng hát Noreabang này còn là con dao hai lưỡi bởi vì loại hình này còn là phương thức nhân rộng chủ nghĩa tư bản.
Mặc dù, trên thực tế, các phòng hát này thuộc sở hữu của chính phủ, nhưng những người thực sự sử dụng chúng lại là các đối tượng tư nhân. Các đối tượng này thường phải trích một số lợi nhuận của họ cho nhà nước, nhưng chúng cũng đem lại nhiều tiền bạc để các ông/bà chủ phất lên trông thấy. Vì thế, các noreabang luôn nằm trong tầm kiểm soát gắt gao của chính phủ và các hoạt động của chúng bị tác động đáng kể bởi tình hình chính trị trong nước.
Ví dụ, Chủ tịch Kim Jong-il đã ra chỉ thị đóng cửa một quán noreabang nổi tiếng hồi tháng 12/2011 với lý do là các hoạt động ở đó suy đồi và chủ sở hữu phòng hát này bị ám ảnh bởi chủ nghĩa tư bản. Vào thời điểm đó, norebang phổ biến đến nỗi các quan chức cấp cao nước này còn đứng xếp hàng để vào quán bị đóng cửa này.
Thanh Nga (theo PD)