Tình yêu đích thực có thể thay đổi thế giới? Điều đó hoàn toàn đúng nếu bạn là một trong số 3 cặp đôi nổi tiếng dưới đây. Những mối tình lãng mạn nhất lịch sử của họ đã góp phần thay đổi tiến trình lịch sử loài người theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
Nữ hoàng Cleopatra và tướng quân La Mã Mark Antony
Nữ hoàng Cleopatra VII của Ai Cập được người đời nhớ đến bởi sức mạnh huyền thoại cộng với vẻ đẹp “chim sa cá lặn”, trí thông minh sắc sảo của bà. Nữ hoàng này đã “hớp hồn” vị tướng quân La Mã Mark Antony. Tuy nhiên, mối tình lãng mạn, cảm động của họ không có kết thúc đẹp như mơ bởi nó khiến cả hai phải thiệt mạng cũng như triều đại Ptolemaic bị lật đổ.
Năm 41 trước Công nguyên, Antony lên nắm quyền cai trị các tỉnh phía Đông thành Rome. Vào thời gian đó, ông mời nữ hoàng Cleopatra đến chỗ mình để đưa ra lời giải thích rõ ràng về cáo buộc, rằng, bà đã "chống lưng" cho những thế lực thù địch của vị tướng quân này. Cleopatra đến nơi hẹn với hy vọng sẽ quyến rũ được vị tướng quân La Mã này giống như đã làm với hoàng đế Julius Caesar trước đó.
Bà đến bằng một chiếc xà lan và ăn mặc tuyệt đẹp giống như Venus - vị thần của tình yêu La Mã. Vẻ đẹp ấy đã khiến Antony mê mẩn. Cuối cùng, ông ta đã cùng vị nữ Pharaoh quay trở lại Alexandria và cam kết sẽ góp sức bảo vệ vùng đất Ai Cập cũng như vương miện của bà hoàng.
Năm 40 trước Công nguyên, Antony trở về Rome và để chứng minh lòng trung thành của mình với triều đại Ptolemaic, ông đã kết hôn với nữ hoàng Cleopatra – người đồng cai trị Ai Cập với Octavian. Nữ hoàng đế xinh đẹp hạ sinh cho Antony một cặp song sinh và tiếp tục cai trị đất nước ngày càng thịnh vượng hơn.
Vài năm sau đó, Antony tuyên bố con trai của hoàng đế Julius Caesar là Caesarion có quyền thừa kế ngai vàng của cha mình. Điều này trở thành nguyên nhân dẫn đến một cuộc chiến tranh với Octavian - người tuyên bố rằng Antony đã hoàn toàn bị nữ hoàng Cleopatra kiểm soát và sẽ từ bỏ thành Rome để xây dựng một thủ đô mới ở Ai Cập. Năm 32 trước Công nguyên, Octavian tuyên chiến với nữ hoàng Cleopatra. Lực lượng của Octavian đánh bại quân đội của nữ vương quyền lực trong trận chiến Actium năm 31 trước Công nguyên.
Một năm sau đó, Octavian tiến đánh đến Alexandria và một lần nữa đả bại được đội quân của Antony. Trong trận giao tranh đó, phe của nữ hoàng Cleopatra thất thế và bà phải ẩn náu tại lăng mộ chuẩn bị sẵn từ trước. Tuy nhiên, tướng quân Antony nhận được thông tin sai rằng nữ hoàng Cleopatra đã chết. Do đó, ông dùng thanh kiếm của mình để tự sát theo vợ. Ngày 12/8/30 trước Công nguyên, sau khi chôn cất người chồng và gặp Octavian, nữ Pharaoh cùng hai người hầu đã tự sát. Theo nguyện vọng trước khi chết của Cleopatra, Octavian sai người chôn cất bà cùng với tướng quân Antony. Sau này, Octavian chính là Hoàng đế Augustus I. Ông ta mở tiệc ăn mừng vì đã chinh phục được Ai Cập cũng như củng cố được quyền lực tại Rome.
Vua Henry VIII và Anne Boleyn
Giới sử học nhận định rằng, mối tình của vua Henry VIII và Anne Boleyn - một phụ nữ trẻ có sức lôi cuốn, xinh đẹp, thông minh cũng tạo nên những bước ngoặt trong lịch sử. Năm 1525, vị quốc vương trung niên đã không còn tình cảm với hoàng hậu khô khan, già nua Catherine 43 tuổi. Vì vậy, khi ông gặp Anne Boleyn, vị vua già như được hồi xuân. Ông si mê nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên tại một buổi dạ hội khi người đẹp mới chớm tuổi trăng tròn. Anne là con nhà quý tộc.
Vì sinh ra trong gia đình hiệp sĩ và ngoại giao nên Anne kiên quyết không nhận lời làm nhân tình của vua Henry. Nàng muốn có danh phận chính thức nhưng luật pháp của Thiên Chúa giáo khi đó không cho phép nam giới được phép lấy hai vợ cũng như chưa có khái niệm về ly hôn.
Năm 1533, vua Henry vì quá yêu cô gái trẻ quyến rũ nên quyết định ly khai nhà thờ Anh ra khỏi Tòa Thánh La Mã, phế truất Giáo hoàng Anh và tự lập dòng Thiên chúa giáo Anh quốc. Theo đó, một luật lệ mới cho phép các cặp vợ chồng có quyền ly hôn đã ra đời. Ngay lập tức, nhà vua ly dị hoàng hậu Catherine để rước Anne về cung.
Tuy nhiên, tình yêu của vua Henry với Anne dần phai nhạt theo năm tháng bởi nàng không thể hạ sinh hoàng tử cho ông truyền ngôi báu. Năm 1536, nhà vua sai quân lính chặt đầu Anne vì nàng bị cáo buộc là phù thủy, ngoại tình với cận vệ. Người vợ thứ hai chết mới được 11 ngày, vị vua này nhanh chóng kết hôn với Jane Seymour. Ông cũng được cho là một trong những vị vua đa thê nhất nước Anh bởi lấy 6 đời vợ. Khi nữ hoàng Elizabeth I lên nắm quyền, bà đã thành lập nhà thờ Tin Lành Anh vĩnh viễn. Bà chính là con gái của vua Henry và hoàng hậu Anne.
Sa hoàng Nicholas II và công chúa Alix xứ Hesse Darmstadt
Cháu gái của Nữ hoàng Anh Victoria là công chúa Alix Victoria Helena Louise Beatrice sau này được mọi người biết đến với tên gọi Alexandra Feodorovna Romanov đã từ chối một cuộc hôn nhân sắp đặt với người anh họ của mình - Hoàng tử Albert Victor. Bà làm như vậy vì đã rơi vào lưới tình với hoàng thái tử Nicholas - người thừa kế ngai vàng của Nga vào năm 1889. Vị hoàng thái tử đã xin vua cha đang “thập tử nhất sinh” cho phép cưới công chúa Alix.
Hai người đã kết hôn vào tháng 11/1894, chỉ vài tuần sau khi Sa hoàng Aleksandr III qua đời và hoàng thái tử mới lên ngôi.
Mặc dù hôn nhân của cặp đôi hoàng gia Anh – Nga tiến hành trong không khí đau buồn bởi Sa hoàng quá cố mới mất nhưng nó không làm tình yêu của hai người kém phần nồng nhiệt, mặn nồng. Hoàng hậu Alix hạ sinh cho Sa hoàng Nicholas 4 cô công chúa và một hoàng tử có tên Alexei.
Tuy nhiên, Hoàng hậu Alix bất hạnh đã mang trong mình “căn bệnh hoàng gia”, tức chứng máu khó đông và di truyền sang con cái. Điều này khiến hai vợ chồng Sa hoàng vô cùng lo lắng vì sợ mất hoàng tử Alexei. Họ đã nhờ đến tu sĩ bí ẩn - người được mệnh danh là sứ giả của Thượng Đế Grigori Rasputin chữa trị căn bệnh quái ác cho người thừa kế ngai vàng tương lai bằng thuật thôi miên. Tuy nhiên, người này đã lôi cả gia đình Sa hoàng Nicholas xuống vực thẳm khi ngang nhiên lạm dụng quyền hạn được vua giao cho để cưỡng bức dân thường, tham ô, lừa đảo… khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ. Việc làm của Rasputin đã gây nên làn sóng giận dữ trong lòng người dân Nga và họ không còn tin tưởng vào triều đại Romanov. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ ngai vàng của Sa hoàng Nicholas - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Nga.
Triều đại Romanov bị xóa sổ trong cuộc cách mạng tháng 2/1917. Toàn bộ thành viên trong gia đình Sa hoàng Nicholas bị giết chết. Người ta cho rằng, cuộc hôn nhân giữa Nicholas và công chúa Alix là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự suy vong của triều đại Romanov và mở ra một chương đẫm máu của lịch sử hoàng gia Nga.
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU
Nhật Anh (theo History)