Xót xa những em bé bị u máu hành hạ

Google News

(Kiến Thức) - Kín nửa mặt, nằm trọn một bên vai hay án ngữ trong vòm họng... những khối u máu có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể của bé.

 U máu bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. U máu gây ảnh hưởng về thẩm mỹ và có thể gây phiền toái trong trường hợp chảy máu, loét. Ảnh: Hoinhikhoa.

U máu là một trong những loại u hay gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 1,5 – 3% trẻ sơ sinh. Thường là lành tính, u máu xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh và phát triển nhanh trong một năm đầu tiên. Hơn 80% trường hợp u máu xuất hiện ngoài da và ở vùng đầu, mặt, cổ. Ảnh: Healthplus.

 Tuy vậy, u máu cũng có thể xuất hiện ở nội tạng hoặc các vị trí nguy hiểm như mắt, mũi, họng… và có thể dẫn đến tử vong. 

Các u mạch máu ở trong miệng, trên môi, mũi hay trên mi mắt có thể gây cho trẻ những khó khăn khi ăn uống, hô hấp hay tầm nhìn.

 U máu ở họng, hạ họng không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ lan rộng hoặc xâm lấn vào thanh quản gây ra các biến chứng như khó thở, chảy máu ồ ạt, khó cầm do vị trí khối u ở sâu. Nếu u mạch quá to, có thể làm mất thẩm mỹ và gây rối loạn máu.

U mạch ở bộ phận sinh dục nữ, trực tràng… có thể gây xuất huyết bên trong u máu, xuất huyết ra ngoài, lở loét, bội nhiễm. Ảnh: epicthemes.

 Những khối u máu do vị trí, kích thước, diễn biến phức tạp, có nguy cơ đe dọa tính mạng của trẻ, gây mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Ảnh: Dantri

 Điều trị các u máu có thể dùng các phương pháp: uống thuốc; tiêm chất gây xơ; laser; phẫu thuật. Ảnh: Hoinhikhoa

 Để tránh cho trẻ khỏi bị u mạch, cần chú ý các yếu tố: sự ảnh hưởng của hoá chất độc hại có thể gây u mạch ở trẻ nhỏ. Ảnh: Vietgiaitri

Khi thấy những nốt đỏ bất thường xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể trẻ cần đưa trẻ đi khám để có phương án chữa trị, xử lý kịp thời. Ảnh: Hội nhi khoa.
Ngọc Nga