|
Ảnh minh họa. |
Bệnh bạch cầu cấp: Thường gặp ở trẻ 2-5 tuổi. Biểu hiện: Sốt thất thường dùng kháng sinh không đỡ, mệt mỏi, kém chơi, da xanh dần, muộn hơn có thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, gan to, lách to, hạch to.
Bệnh u lympho ác tính không Hodgkin: Thường gặp ở tuổi từ 7-11. Biểu hiện: Nổi hạch không đau ở ngoại vi; có thể gan to, lách to; hội chứng toàn thân như sốt, sút cân, ngứa ra mồ hôi ban đêm.
Bệnh Hodgkin: Hạch thường có ở vùng cổ thấp không đau (chiếm 60-90% các trường hợp); gan to, lách to ít gặp; có nhiều hạch ở vùng ngoại vi.
Các khối u hệ thống thần kinh: Đau đầu; giảm hoặc mất thị lực; giãn nở xương sọ ở trẻ nhỏ; nôn ói; thay đổi nhân cách, buồn ngủ, dễ kích thích.
U nguyên bào thần kinh: Dấu hiệu gợi ý theo vị trí u như đau, đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi; đái rắt hoặc rối loạn đường niệu; hẹp đồng tử; sụp mi, giảm tiết mồ hôi.
U nguyên bào võng mạc: Hay gặp ở độ tuổi dưới 3. Biểu hiện: Điểm trắng ở mắt thấy khi mắt chuyển động, lác mắt.
U nguyên bào thận: Thường gặp ở trẻ < 5 tuổi với biểu hiện như đái ra máu, cao huyết áp, xuất hiện u ổ bụng.
U xương: Thường gặp trong độ tuổi 12-16 với biểu hiện là đau nhức trong xương, nổi gồ trên mặt da bờ không rõ, không đau.
Sacôm cơ vân: Thường gặp dưới 6 tuổi và tuổi dậy thì. Biểu hiện theo vị trí. U hố mắt; lồi mắt, phù kết mạc hoặc có u mí mắt, kết mạc. U vùng mũi họng gây giọng mũi, sổ mũi, viêm tắc xoang. Khối rắn ở vùng cổ.
Tùy theo từng loại bệnh sẽ có phương pháp điều trị kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
ThS Trần Anh (Bệnh viện K)