|
Bệnh nhân đến tư vấn tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM. |
Lý tưởng nhất, một chuyên gia ung bướu có thể khám 15-20 ca bệnh mỗi ngày mà không nhận khám nhiều bệnh nhân hơn. Đó là “chuyện lạ” ở Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM.
Cẩn thận và quan tâm bệnh nhân
Các BS bắt đầu khám bệnh lúc 7 giờ 30 phút nhưng BS, thư ký y khoa của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM thường sẽ đến sớm thời gian làm việc để chuẩn bị hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân. BS Trần Thị Phương Thảo, phòng khám bệnh, Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM cho biết, bệnh nhân mới thì chúng tôi sẽ khám lâm sàng, cho làm các xét nghiệm, cũng như gửi khám ở các chuyên khoa khác, trước khi tiến hành hội chẩn cho bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân tái khám thì chúng tôi phải xem lại hồ sơ bệnh án cũ để xem xét kỹ lại bệnh lý, triệu chứng của từng người và xem các kết quả kiểm tra lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT, PET CT,….) và chuẩn bị toa thuốc cũng như các xét nghiệm cho lần tái khám sau của bệnh nhân trước khi mời bệnh nhân vào khám.
Khi vào, bệnh nhân sẽ được BS hỏi thăm tình trạng sức khỏe như thế nào, có gì lạ không, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục thể thao ra sao…Sau đó, BS sẽ thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân thông qua các kết quả cận lâm sàng mà bệnh nhân đã làm trước khi vào phòng khám và bằng cách hỏi trực tiếp bệnh nhân. BS mời bệnh nhân lên giường bệnh để khám kiểm tra trên cơ thể bệnh nhân.
|
BS Trần Vương Thảo Nghi, Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM đang tư vấn cho bệnh nhân. |
Sau đó, bệnh nhân sẽ được BS cho chỉ định chuẩn bị cho lần tái khám kế tiếp. Ví dụ như trường hợp chị N.T.G. (44 tuổi, quận 3, TP.HCM) bị bệnh Lymphoma đã điều trị khỏi năm 2006 nhưng năm 2013 bị tái phát hạch bên bẹn trái và đã được hóa trị. Nên lần này, BS cho chị G. chụp lại PET CT để kiểm tra. Khác với những nơi khác là khi cho bệnh nhân đi chụp PET CT thì họ viết vào giấy chuyển viện và chỉ định chụp PET CT là xong.
Trong khi đó, ở Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM thì khác. BS Phương Thảo vừa trao đổi với bệnh nhân về tình trạng bệnh tình và tư vấn cho chị G. biết là tại sao BS lại phải cho chị chụp PET CT để kiểm tra, trong giấy ghi chỉ định chụp PET CT của bệnh nhân, BS ghi rất kỹ, từ họ tên, tuổi, cân nặng, bệnh lý đến các vấn đề cần lưu ý như vị trí hạch/bướu nằm ở đâu, kết quả chụp lần trước như thế nào để cho BS khi chụp PET CT họ có tư liệu để xem và chụp cho bệnh nhân được chính xác hơn….
Lắng nghe và chia sẻ
Một bệnh nhân khác của BS Phương Thảo vừa bước vào phòng khám đã than với BS rằng: “Dạo này sao hai cái chân mỏi quá, cái nách chỗ gần vết mổ cũng thấy đau….”. Đó là bệnh nhân T.N.D. ( 51 tuổi, quận 5, TP.HCM) bị ung thư vú năm 2011, đã phẫu thuật và hóa trị khỏi bệnh được 3 năm. Nhưng do bệnh nhân này cao 1,5m nhưng nặng đến 65 kg BS phải tư vấn cho bệnh nhân phải tăng cường vận động, chơi thể dục thể thao và điều tiết chế độ ăn uống thông qua chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn.
|
Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM đang tư vấn cho bệnh nhân. |
Bên cạnh đó, do kết quả xét nghiệm của bệnh nhân D. có “vấn đề” về bệnh gan, tiểu đường, rối loạn mỡ máu….nên BS sau khi khám và tư vấn về bệnh lý ung thư cũng như các bệnh lý khác liên quan thì BS cho các chỉ định xét nghiệm kiểm tra lại các bệnh lý về gan, nội tiết, mỡ trong máu….và giới thiệu các BS chuyên khoa sâu để bệnh nhân D. đến khám và tư vấn cụ thể cho từng bệnh lý chuyên khoa sâu có ngay tại Bệnh viện FV TP.HCM, bên cạnh đó, BS Phương Thảo cũng không quên dặn bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động, cũng như dặn bệnh nhân lần tái khám sau đi đo kiểm tra mật độ xương, siêu âm vú, chụp nhủ ảnh,…
Các BS điều trị chia sẻ, điều trị mỗi bệnh nhân là một hoàn cảnh, một tính cách khác nhau nên tùy với từng bệnh nhân mà BS có cách điều trị khác nhau, cách nói chuyện, tư vấn cũng khác nhau. Còn với bệnh nhân đang điều trị, do bệnh nhân quá lo lắng về bệnh nên mỗi lần tái khám BS đều dặn dò tỉ mỉ về các tác dụng khi xạ trị/ hóa trị có thể xảy ra, làm gì khi bị tác dụng phụ….
|
Đội ngũ y bác sĩ tận tình luôn mỉm cười chào đón bệnh nhân. |
Bệnh nhân mới, bác N.V.T. (93 tuổi, TP Cần Thơ) bị ung thư thực quản nên sau khi khám, tư vấn cho bệnh nhân thì BS Trần Vương Thảo Nghi, Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM đã chỉ định cho bệnh nhân T. sẽ đi khám thêm trên khoa Tai Mũi Họng và Tim Mạch, đồng thời làm thêm một số xét nghiệm. BS Thảo Nghi đã đề nghị các thư ký Y khoa của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM liên lạc, lấy hẹn với các BS chuyên khoa sâu để bệnh nhân T. được đưa lên thăm khám một cách nhanh chóng và tiện lợi, khi ở trong cùng một bệnh viện đa khoa. BS Thảo Nghi cho biết thêm, hôm nay là ngày khám đầu tiên cho bệnh nhân T., sau đó gửi bệnh nhân khám thêm ở các chuyên khoa sâu về các bệnh lý liên quan của bệnh nhân, sau đó thì vào sáng ngày thứ năm, các BS của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng sẽ cùng với tất cả các BS chuyên khoa sâu thuộc các chuyên khoa khác sẽ hội chẩn toàn bệnh viện về phác đồ cung như hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân T.
Cũng trong buổi thăm khám cùng với BS Trần Vương Thảo Nghi, chúng tôi tình cờ được gặp một bệnh nhân ung thư trực tràng di căn hạch phổi và chèn ép bang quang gây ứ nước ở thận. Trước đó, bệnh nhân cũng không được tư vấn kỹ trong giai đoạn đầu nên để bệnh nặng rồi mới đến Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM. Lúc này, các bác sĩ chỉ có thể điều trị mang tính tạm bợ chứ không còn điều trị hết bệnh hoàn toàn được nữa. Bệnh nhân Đ.V.N. (56 tuổi, quận 3, TP.HCM) cho biết: “Tôi phát hiện bệnh từ năm 2009 nhưng hồi đó, BS không tư vấn kỹ cho tôi mà chỉ nói là bệnh ung thư trực tràng. Nếu mổ thì phải mang hậu môn nhân tạo chứ BS không tư vấn cặn kẽ như ở bệnh viện FV là tôi chỉ cần mang hậu môn giả tạm một thời gian, sau đó sẽ đóng lại. Vì vậy, khi nghe phải để hậu môn tạm bên ngoài tôi sợ và bỏ luôn, không tiếp tục điều trị. Mãi gần đây, tôi mới biết thông tin về Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV TP.HCM nên mới tìm đến điều trị. Sau khi khám và xem kết quả của tôi, các BS ở Bệnh viện FV đều cảm thấy rất tiếc là sao hồi đó tôi không được điều trị triệt để sớm hơn thì kết quả sẽ tốt hơn, khối u sẽ không di căn đi nơi khác cũng như không chèn ép bàng quang gây biến chứng qua thận như bây giờ”.
BS Thảo Nghi chia sẻ thêm, khi khám bệnh, việc tư vấn kỹ cho bệnh nhân là điều rất cần thiết để giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và hiểu rõ tình trạng bệnh cũng như sự cần thiết của việc điều trị để có quyết định tiếp tục điều trị đúng thời điểm, tránh tình trạng biến chứng đáng tiếc. Đối với bệnh nhân nếu phát hiện sớm, chữa ung thư sớm thì tỷ lệ thành công rất cao.
Bảo Giang