Jensen là một trong 30 bệnh nhân ung thư máu quyết định tham gia chương trình điều trị thử nghiệm với HIV ở Penn Medicine. Tại đây, các tế bào máu trắng được cấy ghép một dạng vô hại của HIV. Từ đó, vi rút HIV sẽ tấn công, tiêu diệt các tế bào ung thư.
|
Sau khi tham gia điều trị thử nghiệm bằng vi rút HIV, sức khỏe của Jensen chuyển biến tích cực. |
“Jensen mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính năm 2012, chỉ một năm sau khi chính thức kết hôn. Để chạy chữa, gia đình anh phải gõ cửa nhiều bệnh viện và may mắn đã mỉm cười với họ”, Lindsay Wright, hàng xóm của cặp vợ chồng trẻ chia sẻ với KSL.
Tình trạng Jensens gần như vô vọng. Cơ hội sống sót chỉ mở ra khi anh tới gặp bác sĩ Carl June tại Penn Medicine. Trước đó, bác sĩ June cùng các cộng sự nghiên cứu phương pháp điều trị thử nghiệm bằng vi rút HIV suốt 20 năm.
Mối liên hệ giữa bệnh bạch cầu và HIV lần đầu tiên được phát hiện năm 2006. Khi đó, người đàn ông dương tính với
vi rút HIV có tên Timothy Wood được chẩn đoán mắc bạch cầu myeloid cấp tính. Các bác sĩ tiến hành cấy ghép tủy xương cho Wood từ một người hiến tặng có biến dị gen hiếm gặp. Điều bất ngờ, sau một thời gian, tình trạng ung thư của Wood được cải thiện đáng kể, anh cũng hoàn toàn thoát khỏi sự hủy hoại của HIV.
Kể từ đó, bác sĩ June và nhóm cộng sự không ngừng nghiên cứu để xác lập mối liên hệ giữa HIV và ung thư máu để tìm phương pháp điều trị hữu hiệu cho cả hai căn bệnh quái ác này. Đến nay, nghiên cứu của nhóm được đánh giá thành công bước đầu trong việc dùng HIV chữa bệnh máu trắng. Hiện có 30 bệnh nhân ung thư được điều trị thành công nhờ phương pháp này. Trong số đó, có 5 người trưởng thành và 25 trẻ em. Theo The New York Times, 23 trong số 30 bệnh nhân vẫn còn sống và tình trạng đang tiến triển tốt.
Phương pháp điều trị này có tên Liệu pháp miễn dịch tế bào T. Tại đây, các chuyên gia trích xuất hàng tỉ tế bào T (một dạng tế bào bạch cầu) từ cơ thể bệnh nhân rồi cho chúng kết hợp với vi rút HIV đã được loại bỏ các đặc tính có hại.
Dưới tác động của HIV, các tế bào T được tái lập trình, khiến chúng có khả năng nhận dạng và tiêu diệt tế bào bạch cầu ác tính.
Trong khi nhiều người e ngại về tính nguy hiểm của phương pháp điều trị thử nghiệm, bác sĩ June khẳng định: “Vi rút HIV đưa vào cơ thể được loại bỏ các đặc tính có hại song vẫn giữ nguyên đặc điểm quan trọng nhất của chúng. Đó là khả năng chèn gen mới vào tế bào miễn dịch. Sau khi tiêu diệt các tế bào ung thư, vi rút HIV được “thuần hóa” không mất đi mà trú ngụ trong cơ thể, sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp ung thư tái phát”.
Trước Mashall Jensen, nhóm
bác sĩ June từng áp dụng thành công Liệu pháp miễn dịch tế bào T cho Emma Whitehead vào năm 2012 (khi Whitehead mới 7 tuổi). Hiện bé hoàn toàn bình phục.
Bác sĩ June chia sẻ nhóm của ông sẽ tiếp tục nghiên cứu phương pháp điều trị bằng vi rút HIV với các loại ung thư khác. Cụ thể, hè năm 2015, nhóm sẽ bắt tay nghiên cứu với các bệnh nhân ung thư tuyến tụy.
Điều kỳ diệu đã đến khi Jensen trở về nhà sau khi được các bác sĩ xác nhận cơ thể anh không còn xuất hiện các tế bào ung thư sau nhiều năm.
Hải Yến (Theo Dailymail)