Theo báo cáo chi tiết từ tạp chí Độc lập của Anh, một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên trên đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt cho thấy phương pháp điều trị tiêu chuẩn hoàn toàn không hiệu quả. Các nhà khoa học so sánh giữa phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt với việc “chờ theo dõi”, kết quả là phẫu thuật cũng không giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.
Hiệp hội ung thư Mỹ cho biết năm nay có 238.590 người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, trong đó gần 30.000 người sẽ chết vì căn bệnh này, đa số xảy ra ở nam giới, không phân biệt chủng tộc.
|
Ung thư tuyến tiền liệt (ảnh minh họa). |
Timothy Wilt - giám đốc chương trình phòng chống ung thư tuyến tiền liệt - PIVOT - công bố kết quả nghiên cứu từ năm 1994 trên 731 người đàn ông, theo đó những người đã trải qua phẫu thuật có tỉ lệ sống ít hơn 3% so với những người không tiếp nhận điều trị. Sự khác biệt này là không đáng kể.
Sau báo cáo này, những bác sĩ trung thành với phương thức chữa trị truyền thống cũng đã thay đổi quan điểm và nhận thấy ích lợi của việc “không làm gì” là hoàn toàn chấp nhận được.
Tiến sĩ tiết niệu,Ben Challacombe thuộc Hệ thống y tế quốc gia, lại không đồng tình với nghiên cứu này. Ông cho rằng đa số những người đàn ông trong cuộc thử nghiệm đều cao tuổi, nên rủi ro khi phẫu thuật sẽ cao hơn. Họ nên được làm xạ trị thay vì chỉ ngồi chờ đợi.
Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng điểm đáng nói ở đây là càng ngày các nhà khoa học càng chứng minh được rằng phương pháp điều trị ung thư hiện tại đang trở nên lỗi thời và không thực sự hiệu quả.
Đặng Thủy (theo NN)