Đặc điểm lớn nhất của Việt Nam là có hình dạng lãnh thổ hẹp và dài, khoảng cách từ Bắc vào Nam là 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50km. Quốc gia này là một dải đất hình chữ “S”.
Khách du lịch thường hiểu sai khi cho rằng, đến thủ đô Hà Nội là đã đi trọn Việt Nam. Thực ra không phải vậy. Hà Nội nằm ở phía Bắc Việt Nam và là một trung tâm chính trị. Trong khi đó, trung tâm kinh tế lại nằm ở phía Nam, tức thành phố Hồ Chí Minh, hay còn được biết đến với tên gọi Sài Gòn. Từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là một khoảng cách dài hơn ngàn km. Khi giới thiệu về Việt Nam, hướng dẫn viên bản địa thường chia sẻ với du khách rằng, mảnh đất này có “bốn mảnh mai” – lãnh thổ hẹp và dài, đường phố mảnh mai, nhà cửa mảnh mai và những cô gái nơi đây cũng rất mảnh mai.
Đường phố của Việt Nam hẹp và dài giống hình dạng lãnh thổ, phần lớn đang trong quá trình xây dựng…
Hầu hết kiến trúc nhà của người Việt đều được sơn màu vàng nhạt. Đây là dấu tích còn lại từ thời Pháp thuộc. Từ Phủ Chủ tịch tại thủ đô Hà Nội đến các căn hộ bình dân phần đa đều lấy màu vàng làm chủ đạo. Ngoài ra, do Việt Nam mưa nhiều, nên tường ngoài của những căn nhà tại nông thôn còn được sơn màu đen, thực chất là quét nhựa đường để chống ẩm ướt. Nhà cửa của người Việt ít theo xu hướng rộng bề ngang, mà “phát triển theo chiều dọc”. Một nhà thường có 3 đến 4 tầng. Đó cũng chính là lý do khiến Việt Nam có những ngôi nhà “mảnh mai”.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Ngoại hình của những cô gái người Kinh thường rất mảnh mai, thướt tha mềm mại. Hình ảnh người con gái Việt đội nón lá điệu đà, duyên dáng chính là “sứ giả” tuyên truyền cho du lịch Việt Nam.
Ngoài “bốn mảnh mai”, khi khám phá dải đất hình chữ S này, du khách cũng thường nhận ra những điểm "kỳ quái", khác biệt tồn tại trong cuộc sống thường ngày, đó là: đàn ông Việt hay đội mũ màu xanh, phụ nữ dùng khăn tay che mặt và kiểu xích lô có một không hai…
Xuất phát từ tình nghĩa quân dân thắm thiết, đàn ông Việt Nam rất thích đội mũ màu xanh. Loại mũ này thật hữu dụng. Thời bình, nó có tác dụng che mưa che nắng, thời chiến, mũ này còn được tận dụng làm vật để đồ, đựng nước; do vậy rất được ưa chuộng.
Một điểm kỳ lạ không kém là phụ nữ Việt hay lấy khăn tay để che mặt, chủ yếu để chắn gió chắn bụi.
Xe dùng sức người ở Việt Nam còn gọi là xích lô ba bánh được thiết kế theo kiểu: khách ngồi trước, người đạp xe…ngồi sau. Vì nếu người đạp xích lô ngồi trước, mồ hôi nhễ nhại, chỉ cần gió thổi nhẹ thì khách sẽ ngửi thấy mùi khó chịu, thế là chiếc xe được thay đổi thiết kế như hiện nay, vừa thoáng, vừa khiến du khách có thể ngắm cảnh mà tầm nhìn không bị cản trở, quả là “vẹn cả đôi đường”…
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU