Mới đây, cư dân mạng xôn xao về một clip ghi lại cảnh người dân bắt trói, tra khảo một tên trộm tại TP.HCM. Hình ảnh tên trộm trói ngược tay ra sau, đặt nằm dưới đất là tâm điểm bàn tán, bình luận của cư dân mạng.
Trong clip dài hơn 3 phút được chia sẻ lên mạng ngày hôm qua với “nhân vật chính” là một thanh niên được với dáng vẻ rũ rượi, trong tư thế bị trói ngược tay ra sau và nằm lăn trên đất. Được biết, thanh niên này đã có hành động ăn trộm laptop trong khu dân cư giữa ban ngày, bị người dân bắt quả tang, trói tay và tra khảo.
|
Tên trộm bị bắt trói là một nam thanh niên còn khá trẻ, mặc áo đồng phục của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. |
Trong clip, tên trộm bị bắt trói mặc một chiếc áo đồng phục thể thao màu trắng, trên ngực áo có in logo của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Theo cư dân mạng, nhiều khả năng tên trộm là sinh viên của trường Đại học này.
Chiếc áo tên trộm mặc bị rách phía sau lưng, người xem clip cho rằng người dân đã giằng co, thậm chí đánh đập người này. Cư dân mạng đã không ngớt bàn tán về clip này, nhiều người bức xúc vì hành động của tên trộm, bên cạnh đó cũng có những người tỏ ra thông cảm, muốn hiểu chân tơ, kẽ tóc sự việc.
|
Người dân bắt trói, lục soát, khám người tên trộm trẻ tuổi. |
Nickname Ngô Hưng Lân bình luận: “Ăn trộm giữa ban ngày bị bắt trói là lẽ đương nhiên.Trước tiên người dân phải có cách khống chế sau đó mới có thể giải lên công an nhờ xử lý”. Nickname Lan Anh Lê lại cho rằng: “Biết là ăn trộm nhưng người dân cũng không nên đánh đập hoặc có những hành động xỉ nhục, hủy hoại về nhân phẩm. Mình thấy tên trộm bị trói, quăng quật dưới đất như súc vật vậy...”.
|
Tên trộm bị người dân còng tay, áp giải lên công an để xử lý. |
Nickname Thắng Nhím lại đưa ra ý kiến trái ngược với đa số người bình luận: “Vì cuộc sống thiếu thốn nên mới đẩy con người ta đến nước đường cùng thôi”. Ngay lập tức, ý kiến này đã bị “phản pháo” kịch liệt, nickname Phúc Đào bày tỏ: “Thanh niên sức dài vai rộng, thiếu gì cách kiếm tiền chân chính. Hành động ăn trộm ăn cắp này không xứng đáng nhận được sự cảm thông, nhân từ của người khác. Thử nghĩ đến cảm giác của người bị mất trộm rồi sẽ thấy thật khó tha thứ cho những kẻ thất đức”.
Tâm An