Cụ thể, trong bài tập thứ 2, đề bài yêu cầu "Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau". Học sinh phải viết chữ và tên chữ bằng cách viết theo cách đánh vần theo từng cột là số thứ tự, chữ, và tên chữ.
Chữ "n" sẽ được viết phiên âm là "en-nờ", chữ "ng" thông thường được đọc là "ngờ" sẽ viết tên chữ là "en-nờ giê" (en giê), ngh - "ngờ kép" có tên chữ là "en-ngờ-hát"... Và khi cháu của thạc sĩ hỏi đến chữ "Q" tên chữ là gì, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã "đớ người" vì không biết nên trả lời là "quy", "quờ" hay "cuy".
|
Dòng trạng thái đăng kèm ảnh bài tập của cháu thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM. |
Nguyên văn dòng trạng thái của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: "Thú thật là thằng cháu mình nó siêu đẳng hơn mình nữa. Hắn mang tập lên hỏi chữ "q" tên là gì, mình đớ người không biết nên trả lời là "quy", "quờ" hay "cuy" nữa!
Thằng nhóc nó biết đọc chữ rành mạch rồi, đọc phụ đề phim rẹt rẹt như chơi luôn, vậy mà còn phải ngồi vắt óc nhớ "tê-e-rờ", "en-nờ-giê", "quy-cu-cuy-quờ...". Thời gian đó dạy cho tụi nhỏ học hỏi điều hay lẽ phải chẳng tốt hơn sao?..."
Dòng trạng thái cùng bức ảnh đăng kèm của thạc sĩ đã ngay lập tức gây được sự chú ý của cộng đồng mạng, nhận được hàng ngàn lượt like và chia sẻ cùng với hàng trăm comment về "hiện tượng" này.
|
Bài tập đánh vần cũng khiến nhiều phụ huynh đau đầu. |
Đáp lại thắc mắc của thầy Hiếu, nickname Nguyễn Phương Anh bình luận: "Theo em chữ "q" đọc là "cuy" còn chữ "qu" đọc là "quờ" xưa em học là vậy!".
Thành viên Lê Thị Phương An thì lại cho rằng: "Tên chữ và tên âm không phải là một. /b/: âm "bờ", chữ "bê". Để hướng trẻ dễ đánh vần người ta dạy đọc là "quờ" (cô NTLKha)".
Bạn Trà Ngô thì than thở: "Thầy giống em một năm trước dạy cho em trai tập đọc. Năm nay lớp 1 áp dụng chương trình
công nghệ giáo dục lại đau đầu hơn thầy ạ. Muốn dạy cho em, kiểm tra bài cũng chịu".
Đinh Ngân (tổng hợp)