(Kienthuc.net.vn) - “Có lần nó phá cũi ra trèo lên tầng 2 nhà bác Anh rồi giằng lấy cháu Linh con nhà chị Hằng ném xuống sân may sao mà có giàn cây đỡ lại…” - bà ĐàoThị Ái (sinh năm 1939, thôn Nhuệ, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
|
Bà Ái bé nhỏ bên cũi sắt nhốt con trai 37 tuổi |
Năm 20 tuổi, bà Ái mắc bệnh phong phải vào viện chữa trị 1 năm bệnh tình mới khỏi. Ra viện, bà may mắn được tuyển dụng vào làm chuyên môn y tế tại bệnh viện phong Da Liễu Vân Môn - huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Năm 1961, ông Nguyễn Văn Bút (SN 1937) bị bệnh phong phải lên viện Vân Môn chữa trị. Một mình ông Bút trong viện lúc đó không có ai qua lại chăm sóc, thương cảnh ngộ giống mình ngày trước, hàng ngày bà Ái đến động viên chăm sóc ông.
Sau khi bệnh ông Bút khỏi hẳn, thấy hợp nhau hai ông bà thành hôn. Cưới nhau xong, bà Ái xin nghỉ việc về nhà làm ruộng. Năm 1971, bà sinh người con gái đầu lòng là chị Nguyễn Thị Hợi, 4 năm sau sinh thêm anh Nguyễn Văn Hợp (1975).
Hơn 10 năm nay anh Hợp bị tâm thần khiến cho cuộc sống đè nặng lên người mẹ già. Chị Hợi lấy chồng ở xa nên không giúp được gì cho mẹ.
Tâm sự về đứa con trai điên dại, bà nói trong nước mắt: “Trước nó không điên dại như vậy. Từ ngày vào tỉnh Gia Lai đào vàng ở trong đó được 3 tháng đến khi trở về nhà thì tâm trí nó “mất dần” và ít tháng sau thành ra người điên dại”.
|
Hàng ngày bà Ái đưa cơm cho con vào cũi sắt qua song cửa sổ |
Hợp ngày trước khỏe mạnh, được mọi người đánh giá là đứa con hiếu thảo. Ngôi nhà bà đang ở đều do một đôi bàn tay chịu khó của anh làm ra. Làm xong cho mẹ ngôi nhà cũng là lúc anh quay ra bị tâm thần.
Anh Hợp suốt ngày la hò, nhảy múa. Bà Ái đã đưa anh đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không giảm. Ngày trước bệnh chưa nặng, anh loanh quanh trong nhà, xuống bếp. Nhưng vài ba năm trở lại đây anh rất dữ dằn. Đồ đạc trong nhà đều bị anh đập vỡ, nhiều lúc còn đánh cả bố mẹ.
|
Anh Hợp từng ném đứa trẻ hàng xóm từ trên tầng xuống |
|
Bả vai bà Ái vẫn còn đau buốt do bị Hợp cột chặt người vào song sắt rồi giật mạnh. |
Bà Ái kể, Hợp trốn ra ngoài thì phá cột điện của làng, vào chùa thì phá vỡ cả tượng. Một hôm, anh gặp cháu Hà bên hàng xóm đi chơi về đánh cháu vỡ cả đầu.
“Bệnh nó mỗi ngày một nặng, không còn cách nào khác tôi đành rốt con vào cũi. Phải nhìn con như vậy tôi đau đớn, xót xa nhiều. Nhốt con được chừng nửa tháng, nhìn đến thấy tội nghiệp, tôi lại thả cho ra. Nhưng nó vừa ra lại đã chửi bới, đập phá đánh người rồi. Cuối cùng tôi phải rốt nó vào lại cũi sắt”.
[links()]
Thanh Tuyển