5 lễ hội Tết kỳ quặc nhất Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Những cô gái 13 tuổi tham gia vào lễ hội bắt chồng; còn trong lễ hội tắt đèn, nam nữ tha hồ sờ soạng, vuốt ve, thậm chí "yêu" nhau... 

Lễ hội càng đánh nhau càng may
Cứ vào mùng 6 Tết, chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn - Thanh Hóa lại mở phiên duy nhất trong năm để người dân tụ tập… “đánh nhau” cầu may. Người dân ở đây quan niệm năm nào càng “đánh nhau” to thì mùa màng càng bội thu.
Chợ Chuộng nằm ở một địa thế khá đẹp, là dải đất rộng ven sông Hoàng, nơi giáp ranh giữa 3 huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Triệu Sơn.
5 le hoi Tét ky quac nhát Viet Nam
Tại lễ hội chợ Chuộng, năm nào cùng diễn ra cảnh nhóm thanh niên cầm dao, kiếm đuổi đánh trai làng khác. Ngoài đánh nhau còn có ném cà chua, trứng thối... Ảnh: GDVN
Theo tương truyền, vào thời vua Lê, đúng mùng 6 Tết, có một tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh cho quân sĩ cùng dân làng họp chợ. Giặc đến, tưởng đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên không đề phòng. Lúc vị tướng phát lệnh tấn công, địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch.
Để tưởng nhớ vị tướng đã có công dẹp giặc, vào mùng 6 Tết hằng năm, người dân lại nô nức họp chợ. Tại đây, không chỉ đánh nhau, người ta còn ném cà chua vào nhau để lấy may. Mọi người cũng vì thế mà không hề cáu gắt dù người ướt bẩn.
Lễ hội bắt chồng
Lễ hội bắt chồng được bắt đầu từ ngày mồng 1 Tết âm lịch cho đến hết tháng 3 ở khắp các thôn bản của đồng bào dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ-ho… Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Trước đó, khi đã "nhăm nhe" được một anh chàng nào, cô gái thông báo với gia đình và nếu nhà trai đồng ý, lễ bắt chồng sẽ được diễn ra vào hôm trước ngày cưới. Cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại. Có những cô gái mới 13 tuổi đã vội bắt chồng kẻo muộn.
5 le hoi Tét ky quac nhát Viet Nam-Hinh-2
Những cô gái mới 13 tuổi đã vội tham gia vào lễ hội bắt chồng kẻo muộn. Ảnh: Bưu điện Việt Nam
Lễ hội đèn tắt, nam nữ tha hồ sờ soạng, vuốt ve nhau
Những năm đầu của thế kỷ XX, ở miền Bắc Việt Nam có những lễ hội rất độc đáo liên quan tới hoạt động tình dục của con người. Những lễ hội này hoặc là tái hiện trực tiếp, hoặc là gián tiếp thông qua những trò chơi mang nặng tính phồn thực.
Làng La Khê Nam - tục gọi là làng La (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) xưa kia có một lễ hội rất thú vị, có tên lễ hội Tắt đèn.
Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 7 tới ngày mùng 10 tháng giêng hằng năm. Nguyên vào hôm cuối của buổi lễ (tức là tối ngày mùng 10 tháng giêng) có diễn ra lễ rước thành hoàng làng từ miếu của làng hồi cung (rước về đình làng). Trước kia, lúc rước thần hồi cung thì toàn thể dân làng phải tham dự, từ nam phụ lão ấu, bà già, con gái còn son trẻ hay đã có chồng. Lễ hội kết thúc bằng đám tế đêm và mọi người chen chúc để xem tế dưới ánh đèn. Khi buổi lễ được tổ chức trong hoàn cảnh đèn nến đã tắt, dân làng cũng nhân cơ hội mà “vụng trộm lẫn nhau”.
Nhà nghiên cứu Toan Ánh chép như sau: “Khi đèn nến tắt hết, họ muốn làm gì nhau thì làm. Đèn chỉ tắt trong khoảng một giờ. Tha hồ họ sờ soạng nhau, ông già sờ cô gái trẻ, cậu trai 18 lại nắm phải bà già... họ sờ chỗ này, họ sờ chỗ khác, rồi từ chỗ sờ soạng họ còn đi xa hơn nữa. Có tiếng cười rúc rích, có tiếng chí chóe ồn ào, lại có hơi thở mạnh. Dân làng cứ vụng trộm nhau cho tới khi đèn được thắp lên thì buổi tế coi như xong và lễ hội kết thúc”.
Theo lời truyền lại, năm nào làng La không thực hiện tục này thì trong làng, xã sẽ sinh ra lắm điều ngang trái, người vật chết chóc, mùa màng thất thu, buôn bán thua lỗ... Cũng tương truyền rằng, con gái mà lỡ có thai trong dịp hội làng thì sẽ không bị làng phạt vạ và không bị coi là vi phạm thuần phong, đạo đức. Ngược lại, làng sẽ giảm cho một nửa số tiền nộp cheo khi cưới vì cho rằng, có thai vào ngày đấy là được thánh ban lộc và năm đó làng sẽ gặp thuận lợi trong làm ăn sinh sống.
Thế nhưng, cổ tục này ngày càng mai một dần và biến mất hẳn trong đời sống xã hội hiện đại. Tuy nhiên, hiện vẫn còn các tài liệu văn hóa học chép về lễ hội này.
Lễ hội ném đá
Tại làng cổ Vân Luông thuộc phường Vân Phú nằm ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có hội ném đá, gọi là Ném Chài vào ngày mừng 3 tháng Giêng.
Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 18, nhân dịp tết nguyên đán, Thánh Tản Viên đến chúc tết vua Hùng và nán lại cùng các quan Lạc hầu Lạc tướng đi săn khai xuân. Đến Vân Luông thì quan quân bắn được con lợn rừng khá to và để xua đuổi thú dữ như hổ báo, các quan đã dùng đá ném xua đuổi chúng đi.
Cho đến nay, cứ vào ngày mùng 3 tháng riêng người dân ở đây lại tổ chức lễ hội Ném chài để tưởng nhớ đến vua Hùng và các vị quan. Sẽ có 3 nhân vật chính do dân làng cử ra để tham gia vào lễ hội. Người thứ nhất sẽ phải ngồi cho những người con trai ném đá vào. Người thứ hai là người vác rọ thịt lợn, người này phải đứng bên cạnh và di chuyển cùng người thứ nhất. Người ta nhặt 3 gánh đá cuội ở sau đình ra để trước sân đình. Đúng 12 giờ trưa trên đình nổ pháo là bắt đầu ném đá. Khi nào hết pháo nổ thì chấm dứt ném đá.
Những năm gần đây, để tránh nguy hiểm, người dân đã thay việc ném đá bằng ném túi vải bên trong chứa cát.
Lễ hội gội đầu của người Thái
Đây là lễ hội của đồng bào vùng Thái trắng thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, tỉnh Sơn La và người Thái ở Mường Lay, tỉnh Điện Biên, Phong Thổ, Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần vào đúng ngày 30 tết, tức là ngày cuối cùng trong năm. Người Thái quan niệm, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bênh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối) trôi đi, đi mãi không lặp lại, đồng thời cũng là cầu cho năm mới tốt lành, gặp điều may mắn, làm ăn phát đạt.
Để lễ hội có thể diễn ra thì trước đó hang tuần các gia đình vo gạo nếp để lấy nước gạo. Nước gạo được đổ vào nồi cất giữ cả tuần hoặc có thể lâu hơn, sao cho càng chua càng tốt. Đây là nước gội dành cho đàn bà con gái. Còn đàn ông nước gội là bồ kết.
Khi buổi lễ bắt đầu, người đứng đầu bản hoặc là thầy mo dẫn đầu đoàn người theo hàng đi ra bờ sông. Họ cầm theo nước gội đầu và một cành lá xanh dùng cho nghi thức gội đầu.
Lễ hội gội đầu được tổ chức nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Thái, phát huy văn hóa truyền thống góp phần nâng cao trình độ dân trí. Đây còn là dịp để quảng bá giới thiệu tiềm năng văn hóa, thể thao, du lịch của con người Tây Bắc.
 

 

Minh Hiếu (Tổng hợp)