Phát hiện 20 bông “hoa ưu đàm” mọc trong xô nhựa

Google News

(Kiến Thức) - Gần 20 bông "hoa ưu đàm" được gia chủ phát hiện trong xô nhựa, 3 bông cùng loại mọc trên vách tường tại một gia đình ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Chị Trần Thị Cúc (30 tuổi), ngụ tại phường Tân Thành, TP Buôn Ma Thuột cho biết, vào tối ngày 6/7 vừa qua, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, gia đình chị thật sự bất ngờ vì phát hiện trong xô nhựa có gần 20 bông hoa “lạ”, thân cao, nở trắng li ti. Thấy hoa bông hoa “là lạ” mà lại “quen quen” chị lên mạng tìm kiếm thì biết đó là “hoa ưu đàm”. 

 "Hoa ưu đàm" mọc trong xô.

Tin này nhanh chóng truyền ra ngoài, nhiều người hiếu kỳ, tò mò kéo đến gia đình chị Cúc để tận mắt chứng kiến “hoa ưu đàm” và chúc mừng gia đình đã có được sự may mắn đặc biệt này. 

Hoa Ưu Đàm còn gọi là ưu đàm bát la, ưu đàm ba la…là phiên âm Hán-Việt của từ "udumbara" trong tiếng Phạn hay tiếng Pali, có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”, có truyền thuyết nói rằng "3.000 năm mới nở một lần". 

Theo kinh Phật, loài hoa này nở để báo hiệu chuyển luân vương hoặc một vị Phật giáng sinh. Kinh văn nhà Phật đều có nói về loài hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian. Hoa chỉ xuất hiện khi có Đức Phật hay vị Kim Luân Vương, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian. 

 Loài hoa này đã được phát hiện ở nhiều nơi tại Việt Nam trong thời gian qua.

Việc đề cập thời gian nở của hoa Ưu Đàm 3.000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa Ưu Đàm nở, tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị Phật tại thế.

Thời gian gần đây “hoa ưu đàm” được phát hiện tại nhiều nơi trong cả nước. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có từ liệu khoa học nào xác nhận loài “hoa ưu đàm” được phát hiện với hoa ưu đàm miêu tả trong kinh Phật là một.

ĐANG ĐỌC NHIỀU

Khắc Lịch