Ngày 10/10, Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ Nguyễn Thị Minh Phương (38 tuổi), Phạm Thanh Toàn (45 tuổi, cùng ngụ thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) và Hồ Đình Phú (24 tuổi, quê tỉnh Lâm Đồng) để mở rộng điều tra, xử lý hành vi sử dụng công nghệ cao
lừa đảo chiếm đoạt 140 tỷ đồng.
|
Nữ "giám đốc" cùng đồng phạm lừa đảo bằng công nghệ cao chiếm đoạt 140 tỷ đồng. |
“Đây là đường dây lừa đảo chuyên nghiệp, thủ đoạn hoạt động tinh vi nên Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) mất thời gian dài mới triệt phá được”, một cán bộ điều tra, cho biết.
Nữ giám đốc…lừa
Nguyễn Thị Minh Phương, có trình độ đại học và rất giỏi về quản lý mạng nhưng ả không sử dụng lợi thế này để tìm hướng mưu sinh hợp pháp. Ngược lại, với lối sống thích hưởng thụ, muốn làm giàu nhanh chóng bằng con đường phạm pháp, Phương đã lên kế hoạch lập ra Công ty “lừa” để chiếm dụng tiền của người dân.
Phương cùng đồng bọn bỏ ra số vốn vài chục triệu đồng, thành lập công ty cổ phần Phương Thái An (trụ sở thành phố Biên Hoà) do Phương làm giám đốc.
Chúng sử dụng hệ thống mạng máy tính, tạo trang wed giới thiệu về các lĩnh vực hoạt động của công ty và mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận, lập ra đường dây huy động vốn để lôi kéo nhiều người hám lợi.
Hàng nghìn người…bị lừa
Theo CQĐT,
đường dây hoạt động lừa đảo của Phương và đồng phạm rất chuyên nghiệp, tinh vi và lực lượng Công an phải mất nhiều thời gian để theo dõi, triệt phá. Khi đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cư, lực lượng Công an đã tiến hành bắt giữ các đối tượng cùng tang vật cũng như làm việc với hàng nghìn người là nạn nhân của chúng.
|
Hàng nghìn người là nạn nhân của băng nhóm lập công ty cổ phần để lừa đảo. |
Tại thời điểm bị phát hiện, trên hệ thống của các đối tượng có khoảng 4 nghìn người tham gia, đăng ký khoảng 21 nghìn mã, trong đó có hơn 14 nghìn mã PIN đã được kích hoạt.
Theo CQĐT, để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, Phương lập 5a mô hình “cho – nhận” bằng các mã ID. Theo đó, mỗi người tham gia hệ thống phải đăng ký ít nhất 1 mã ID (tương đương với số tiề phải đóng là hơn 10 triệu đồng); trong đó 2,1 triệu đồng là phí bắt buộc tham gia hệ thống; 8 triệu còn lại là tuền đầu tư ban đầu (tiền cho đi – ký hiệu PH).
Mỗi cá nhân khi tham gia 1 mã PH sẽ được hệ thống cho nhận về 1 mã (ký hiệu GH) với số tiền “lãi” được nhận suốt 18 kỳ là gần 40 triệu đồng (mỗi kỳ 2,2 triệu đồng), trong khoảng thời gian 3 tháng, cứ 5 ngày được nhận 1 kỳ. Thấy lợi nhuận quá cao, nhiều người muốn có cơ hội nhận về nhiều GH đã liên tục nạp tiền bằng cách chuyển khoản cho các đối tượng.
“Bỏ ra chỉ hơn 10 triệu mà cứ 5 ngày nhận được 2,2 triệu tiền “cho về” khiến tôi thấy ham quá, gom hàng trăm triệu để mua nhiều mã và còn rủ rê người thân cùng tham gia. Ai ngờ giờ mất trắng vì bọn lừa đảo”, một nạn nhân buồn rầu, chia sẻ.
Theo 1 cán bộ điều tra, thực tế không như các nhà đầu tư (người bị lừa-PV) nghĩ, hệ thống “cho- nhận” của các đối tượng lừa đảo này không hề đầu tư gì để sinh lợi, mà thực chất chúng lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước. Số còn lại chúng chiếm đoạt chia nhau tiêu xài.
Trong số 140 tỷ chúng chiếm được của nhưng nạn nhân tham gia hệ thống, “giám đốc” Phương rút tài khoản 104 tỷ, Toàn lấy 15 tỷ và Phú nhận 11 tỷ.
“Ngoài 3 đối tượng trên, cơ quan điều tra xác định còn có nhiều nhân vật liên quan, hiện đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý theo quy định của pháp luật”, Công an Đồng Nai, thông tin.
Vũ Sơn