Tuy nhiên, lực lượng máy bay sẽ tổ chức kíp trực; còn lại sử dụng 3 máy bay, trong đó 1 máy bay CASA và 2 máy bay AN26 bay mở rộng tìm kiếm khu vực Nam của DK1 đến Bắc của vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia.
Trước đó, Nhật Bản sẽ gửi 4 phi cơ vận tải quân sự và máy bay chống tàu ngầm, còn Ấn Độ kết nối các vệ tinh và tàu chiến tham gia tuần tra eo biển Malacca cùng với các đối tác Indonesia và Malaysia. Phía Malaysia cũng đang mở rộng vùng tìm kiếm.
14h45 - Tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng thông báo: “Chúng ta vẫn tích cực tìm máy bay mất tích. Cơ quan chức năng của Việt Nam điều 2 máy bay liên tục tìm kiếm máy bay mất tích, vừa bảo vệ chủ quyền, vừa hướng dẫn, hỗ trợ các phương tiện của các nước bạn tìm kiếm, tránh để xảy ra những điều đáng tiếc.
Chúng ta đã đồng ý cho nước các nước bạn vào chủ quyền Việt Nam tìm kiếm, vì vậy các nước này phải làm theo hướng dẫn của Việt Nam. Chúng ta không thể để các phương tiện tìm kiếm của các nước bạn muốn đi đâu thì đi trong chủ quyền của chúng ta”.
“Các nước sử dụng máy bay tìm kiếm, cơ quan chức năng của Việt Nam giao cho lực lượng Hàng không quản lý; còn những nước sử dụng tàu thì lực lượng Hải quân quản lý. Chúng ta không để các nước vào chủ quyền mình quản lý làm công việc khác, chỉ để họ thực hiện mục tiêu duy nhất là tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích”, Thượng tướng Tỵ khẳng định.
Ở một diễn biến khác, khi các phóng viên hỏi, đến lúc này, nước ngoài đánh giá công việc tìm kiếm cứu nạn của chúng ta như thế nào, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng nói: “Họ đánh giá về mình như thế nào thì cứ đánh giá. Việt Nam chúng ta tìm kiếm hết mọi khả năng mình có thể”.
Xem ảnh vệ tinh chụp vùng nghi vấn máy bay Malaysia mất tích
11h50 -
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Theo chỉ đạo của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng, việc tìm kiếm trong ngày 12/3 vẫn diễn ra bình thường”.
“Việc Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu nói tạm dừng một số hoạt động tìm kiếm tại chỗ là để chờ ý kiến từ phía Malaysia trả lời chính thức về thông tin trên, chứ không phải dừng tìm kiếm hẳn. Mặc dù Việt Nam không có công dân nào trên máy bay nhưng cũng rất quan tâm và làm hết khả năng cho công cuộc tìm kiếm này. Các nước cần phối hợp với nhau, hi vọng tìm kiếm được những người mất tích còn sống” ông Tuấn khẳng định.
Theo ông Tuấn, kế hoạch tìm kiếm của Việt Nam không hề thay đổi, vẫn mở rộng phía Đông đường bay dự kiến. Nói về tàu Hải quân HQ 888 mang tên Trần Đại Nghĩa tham gia tìm kiếm, đây là tàu khảo sát thăm dò màu 3D hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, về lực lượng trên không thì Việt Nam điều động 2 máy bay vận tải An-26 và 2 tuần thám biển CASA-212 cùng trực thăng.
Hiện tàu nghiên cứu biển HQ-888 tiếp tục hành trình từ Côn đảo đến Cà Mau. Việt Nam luôn xác định huy động phương tiện hiện đại nhất vào cuộc tìm kiếm này. Đến lúc này có một số tàu và máy bay nước ngoài đã vào lãnh hải, không phận Việt Nam, đây là lực lượng phối hợp chịu sự hướng dẫn chỉ huy của Việt Nam. Hiện đã có 10 nước tham gia tìm kiếm.
9h15 - Tạp chí New Scientist cho rằng, máy bay mất tích Boeing 777-200ER đã gửi ít nhất 2 tin báo kỹ thuật về hãng hàng không Malaysia Airlines trước khi mất tích.Tuy nhiên, “Hãng hàng không Malaysia Airlines đã không tiết lộ gì về việc họ có nhận được những tin báo từ hệ thống ACARS.
(>>
Malaysia Airlines che giấu tin báo khẩn từ máy bay Malaysia mất tích?)
8h40 - Với thông tin máy bay Boeing mang số hiệu MH370 chuyển hướng đến Malacca rồi rơi tại đó được truyền thông liên tục đưa tin từ chiều muộn qua tới nay, T
hứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết: “Trong hôm nay, chúng tôi chưa dừng hẳn hoạt động tìm kiếm mà vẫn triển khai với số lượng máy bay và tàu hạn chế. Mọi lực lượng vẫn trong tình trạng sẵn sàng đợi lệnh là ra biển ngay. Chúng tôi đã yêu cầu nhà chức trách Malaysia cho ý kiến liên quan đến vấn đề này, nhưng vẫn chưa có thông tin chính thức".
Tin từ Sở chỉ huy tiền phương đảo Phú Quốc cho biết, hôm nay, tất cả các lực lượng không quân, hải quân hiện đang tham gia tìm kiếm chiếc máy bay của hãng hàng không Malaisia bị mất tích, tạm dừng.
Ông Phạm Văn Long – Phó tổng giám đốc Cty bay niền Nam tuyên bố: Tất cả chờ lệnh!
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, vệ tinh đã chụp được các hình ảnh về 3 điểm có những vết dầu loang nghi ngờ là của
máy bay mất tích Boeing 777 của Malaysia.
Viện Viễn thám và Kỹ thuật số trái đất thuộc Viện Khoa học Trung Quốc khẳng định, phát hiện nói trên dựa trên việc so sánh các hình ảnh vệ tinh viễn thám về các vệt dầu loang trên mặt biển tại khu vực nằm trong vùng tìm kiếm trước và sau khi
máy bay của Malaysia bị mất tích.
|
Hình ảnh một vết dầu loang được nhìn thấy từ máy bay của Không quân Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu hộ máy bay mất tích Boeing 777 của Malaysia. Tuy nhiên, vết dầu này được khẳng định không phải của máy bay mất tích.
|
Theo đó, Viện này đang phối hợp với các phòng ban khác, bao gồm cả Trung tâm Dự báo Môi trường Biển Quốc gia để xác định vị trí các vết dầu loang bằng việc phân tích các yếu tố như tốc độ dòng hải lưu và các sự kiện về chuyến bay hiệu MH370 nhằm đánh giá liệu vết dầu loang này có liên quan tới máy bay hay không.
Tờ Insider Malaysia dẫn nguồn tin từ Cục Thực thi Hàng hải (MMEA) hôm qua cho biết, chưa từng nhận được thông tin nào về các tín hiệu của máy bay Boeing 777 số hiệu MH370 mất tích cùng với 239 hành khách.
|
4 ngày kể từ ngày mất tích, chiếc máy bay Malaysia mất tích vẫn "bặt vô âm tín".
|
Trước đó, tờ Berita Harian của Malaysia đưa tin, căn cứ Không quân Hoàng gia Malaysian (RMAF) tại Butterworth, Penang đã nhận được các tín hiệu của chiếc máy bay đang bay trên Biển Đông thì đã quay trở lại.
Tờ này cũng dẫn lời tướng Rodzali cho biết, trạm kiểm soát trên không gần Pulau Perak ở eo biển Malacca phát hiện ra chiếc máy bay lúc 2h40 ngày 8/3.
"Radar của đài kiểm soát không lưu gần Pulau Perak tại eo biển Malacca đã phát hiện tra chiếc MH370 lúc 2h40 sáng. Tuy nhiên, “sau đó, tín hiệu từ máy bay đã bị mất”, tướng Tan Sri Rodzali xác nhận.
Chưa hết, tờ Berita Harian cũng cho biết thêm, một đơn vị kiểm soát và giám sát không lưu Singapore cũng thu nhận được các tín hiệu chỉ ra rằng chiếc máy bay MH370 đã bay vòng lại trước khi đột ngột giảm độ cao từ 10.000 xuống còn 1.000 m.
Tuy nhiên, MMEA khẳng định, lực lượng không quân đã không cung cấp thông tin trên cho họ.
Các dấu hiệu cho thấy, chiếc máy bay mất tích có thể đã bay vòng trở lại đã dẫn đến việc mở rộng tìm kiếm từ Biển Đông ở khu vực giữa bờ biển phía đông của Malaysia và bờ biển phía nam của Việt Nam tới eo biển Malacca và biển Andaman.
Hiện vị trí cuối cùng được công bố của chiếc máy bay mất tích là 065515 kinh độ bắc và 1033443 vĩ độ đông.
Nhóm PV